Số lượt truy cập

1477218

/ Tin tức

Người chăn nuôi tự tin tái đàn, đảm bảo thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán

Dịp Tết Nguyên đán, sức mua trên thị trường sẽ tăng từ 15-20%, trong đó tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Hiện, người chăn nuôi đã tự tin hơn khi tái đàn, bước đầu đảm bảo tốt các nhu cầu thực phẩm trong nước, đặc biệt là từ nay đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Nhìn lại công tác chỉ đạo, điều hành vượt khó của ngành Nông nghiệp giữa đại dịch Covid-19”, diễn ra chiều ngày 11/11, ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) - đánh giá: Năm 2021 là năm khó khăn cho ngành chăn nuôi do tác động của dịch Covid-19 khiến chuỗi sản xuất của ngành bị đứt gãy hàng loạt, đầu vào là thức ăn tăng cao, giá sản phẩm giảm... Điều đáng mừng là trước những thách thức đó, ngành chăn nuôi vẫn duy trì phát triển từ 4-6%, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu.

Hàng hóa đa dạng với mức giá không đổi khiến người tiêu dùng không còn tâm lý tích trữ lương thực, thực phẩm trong thời gian Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội
Dịp Tết Nguyên đán, sức mua trên thị trường sẽ tăng từ 15-20%, trong đó tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm

Năm 2021, ước tính sản lượng thịt sẽ đạt 6,2 triệu tấn; 1,2 triệu tấn sữa… nếu dịch Covid-19 cơ bản kiểm soát được thì ngành chăn nuôi tự tin sẽ chủ động cung cấp đủ lương thực cho nhu cầu trong nước. Hiện tại, dù xuất khẩu sụt giảm, giá trị xuất khẩu không cao nhưng hiện tại chúng ta vẫn đang duy trì được, đây cũng là sự cố gắng rất lớn của ngành chăn nuôi trong điều kiện khó khăn này.

Dịp Tết Nguyên đán, sức mua trên thị trường sẽ tăng từ 15-20%, trong đó tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Ông Nguyễn Văn Trọng cho biết, hiện người chăn nuôi đã tự tin hơn khi tái đàn, bước đầu đảm bảo tốt các nhu cầu thực phẩm trong nước, đặc biệt là từ nay đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Trọng cho rằng, hiện ngành chăn nuôi vẫn còn nhiều khó khăn, phát triển nhưng chưa bền vững vì thiếu chuỗi sản xuất khép kín từ sản xuất đến tiêu dùng. Ngoài ra, sự liên kết của chuỗi chăn nuôi hay bị đứt đoạn, không chủ động, cung cầu không ổn định, cung vượt cầu, hoặc cầu vượt cung dẫn đến giá cả sản phẩm không được ổn định. Dẫn đến việc, người chăn nuôi lúc lỗ lúc lãi. Ngoài ra, chăn nuôi nông hộ chiếm tỷ lệ cao nhưng liên kết ngành lại rời rạc.

Về thị trường, ông Trọng nhận định, vẫn còn đang khó khăn khi dịch bệch Covid-19 đang có xu hướng chuyển từ thành thị về nông thôn. Mặc dù Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã trở về trạng thái bình thường mới nhưng tiêu dùng chưa cao. “Xã hội trở lại trạng thái bình thường mới nhưng nhu cầu chưa trở lại bình thường”, ông Trọng nhận định.

Mặt khác, các cơ sở chăn nuôi nông hộ đang khó khăn về tiền vốn trong tái đàn, mở rộng sản xuất. Mặc dù có chính sách tín dụng nhưng người dân khó tiếp cận. “Nếu không tái đàn, tăng đàn thì 4-5 tháng nữa sẽ thiếu thực phẩm. Để người chăn nuôi có lãi, giá lợn hơi phải từ 55.000- 60.000 đồng/kg”, ông Nguyễn Văn Trọng cho hay.

Chăn nuôi doanh nghiệp đang có hiệu quả, bởi với giá thịt lợi hơi hiện tại khoảng 48.000-50.000 thì chăn nuôi khép kín đã có lãi. Trong khi đó với giá thịt lợn hơi như trên thì chăn nuôi nông hộ vẫn đang lỗ.

Hiện ở Việt Nam, các doanh nghiệp đầu tư nhiều vào chăn nuôi vì vẫn còn cơ hội để phát triển. Chăn nuôi theo trang trại vẫn duy trì phát triển kể cả khi khó khăn ví dụ như C.P, Hùng Nhơn, Dehus, TH. True Milk, Dabaco,… những "ông lớn" ngành chăn nuôi này vẫn đang mở nhiều dự án ở tất cả các tỉnh để đầu tư theo chuỗi từ giống, giết mổ, chế biến, bán hàng. Tất cả nhằm mục đích nâng cao giá trị ngành chăn nuôi. Ngoài việc đầu tư vào chuỗi thì doanh nghiệp chăn nuôi Việt Nam cũng đang đầu tư vào chế biến sâu.

Khẳng định, đẩy mạnh trang trại chăn nuôi quy mô lớn nhưng vẫn phải duy trì chăn nuôi nông hộ vì chăn nuôi nông hộ vẫn là mưu sinh với phần lớn nông dân tham gia chăn nuôi ở Việt Nam. Tuy nhiên chăn nuôi nông hộ cần phải chuyên nghiệp, sản xuất thành hàng hóa, sản phẩm hữu cơ tạo chất lượng. "Muốn sản xuất theo chuỗi thì chăn nuôi nông hộ phải liên kết với nhau thành tổ hợp tác, nhóm đơn vị. Trong chuỗi liên kết đó, doanh nghiệp phải là trung tâm", ông Nguyễn Văn Trọng cho hay.

Liên quan đến nguồn cung hàng hóa Tết Nguyên đán sắp tới, trước đó, Bộ Công Thương cho biết, Bộ đang theo dõi sát diễn biến thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để chủ động có phương án hoặc đề xuất với Chính phủ các biện pháp bảo đảm cung ứng đủ nguồn hàng, bình ổn giá, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng sốt giá.

Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc Bộ, các tập đoàn, tổng công ty, công ty, các hiệp hội ngành hàng sớm có kế hoạch sản xuất, kinh doanh, các phương án cung ứng hàng hóa và xử lý các biến động bất thường của thị trường.