Số lượt truy cập

1536935

/ Tin tức

Rộng mở với nhiều cơ hội cho ngành da giày Việt Nam

Trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành da giày, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển nguyên vật liệu và phụ liệu phục vụ ngành da giày, đáp ứng mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ cung cấp trong nước của ngành công nghiệp da giày đạt 75 - 80%, với các sản phẩm có giá trị gia tăng cao phục vụ sản xuất xuất khẩu. Đặc biệt trong thời điểm này, cơ hội phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành da giày nước ta đang rộng mở hơn bao giờ hết. Với lợi thế nguồn lao động đông đảo, giá nhân công rẻ so với các nước trong khu vực ngành da giày đang thu hút được các doanh nghiệp nước ngoài

Cơ hội đầu tiên chính là niềm tin của các nhà đầu tư. Hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài đều cho rằng đang rất quan tâm và tin tưởng vào môi trường đầu tư kinh doanh, cũng như sự phát triển của TP.Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung, đặc biệt trong bối cảnh thành phố cùng cả nước đã chuyển sang trạng thái bình thường mới, thích ứng linh hoạt và kiểm soát dịch bệnh.

Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài:

"Các nhà đầu tư đánh giá độ cởi mở chân thành, chịu tiếp thu của Việt Nam chắc chắn sẽ tạo cho Việt Nam khắc phục nhanh hơn những điểm nghẽn trong thủ tục đầu tư và chúng ta được các tổ chức quốc tế đánh giá là thị trường có tăng trưởng cao nhất khu vực trong 5 năm vừa rồi."

Ngành da giày tuy chỉ chiếm 0,4% tổng số doanh nghiệp, 0,8% vốn sản xuất - kinh doanh, 1% tổng giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn, nhưng chiếm tỷ trọng cao hơn về doanh thu (1,6%), lợi nhuận trước thuế (1,8%). Ngành da giày đã góp phần tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, đóng góp thúc đẩy sự phát triển đồng đều cho nền kinh tế công nghiệp.

Với riêng CPTPP, doanh nghiệp Việt Nam sẽ được tiếp cận các thị trường xuất khẩu ở Châu Mỹ. Trong đó, ngành hàng chủ lực ngành Dệt may - da giày được nhận định sẽ có thêm rất nhiều cơ hội mới. Đây được coi là một hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao, không chỉ đề cập tới các lĩnh vực truyền thống, mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước, đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ.

Tiến sĩ Võ Trí Thành, nguyên Viện phó Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương:

"Đây là một cơ hội rất lớn để các ngành học hỏi làm ăn trong một môi trường gắn với hiệp định chất lượng cao, thì cái va đập cái học hỏi cái bươn chải của chúng ta nó tốt hơn."

Hiện này, Chính phủ Việt Nam đang thiết lập các yếu tố hỗ trợ kinh tế trước những thách thức của kinh tế toàn cầu trong đó cũng rất chú trọng đên ssuwj phát triển của ngành da giầy. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, , kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 5,288 tỷ USD vào quý I/2022, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tốc độ tăng cao trong điều kiện với nhiều diễn biến phức tạp ở trong nước và trên thế giới. Mục tiêu cán mốc xuất khẩu 20 tỷ USD trong năm 2022 được Ngành da giày đặt kỳ vọng và nỗ lực phấn đấu hơn.

Nguồn: http://vsi.gov.vn/vn/chi-tiet-tin-tuc/rong-mo-voi-nhieu-co-hoi-cho-nganh-da-giay-viet-nam-c1e0id1117.html