Số lượt truy cập

3175215

/ Tin tức

Nhật Bản là quốc gia đứng thứ 3 trong số các quốc gia đầu tư vào Đồng Nai

Nhật Bản là quốc gia đứng thứ 3 trong số các quốc gia đầu tư vào Đồng Nai. Tính riêng trong năm 2024, Đồng Nai đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 13 dự án có vốn đầu tư từ Nhật Bản với vốn đầu tư 41.634.987 USD, đứng thứ hai về số lượng dự án đầu tư và đứng thứ 7 về tổng vốn đầu tư của các dự án FDI trong năm 2024.

Về ngành nghề đầu tư: Các dự án thu hút mới chủ yếu thuộc các ngành sản xuất chất bán dẫn, linh kiện điện, điện tử; cơ khí chế tạo; y khoa, chế biến thực phẩm,… không có dự án thuộc danh mục ngành nghề có yếu tố gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng lao động; đảm bảo các tiêu chí về công nghệ tiên tiến; phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh.

Thời gian tới, hy vọng Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp 2 bên tiếp cận nhanh nhất thị trường của 2 nước Việt Nam và Nhật Bản, sớm mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp hai bên theo phương châm các bên cùng có lợi.

Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được xem là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Đồng thời, Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai.

Theo kết quả đánh giá thì tỉnh Đồng Nai thuộc nhóm các địa phương sử dụng năng lượng nhiều nhất cả nước (do số cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm nhiều). Các nguồn năng lượng sử dụng trên địa bàn bao gồm: điện, than đá, dầu FO, dầu DO, khí gas, LPG và một số dạng năng lượng khác.

- Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 5 nhà máy nhiệt điện và 1 nhà máy thủy điện cung cấp cho một phần phụ tải điện tỉnh Đồng Nai và phát lên Hệ thống điện Quốc gia với tổng công suất phát 1.980 MW:

+ Thủy điện Trị An công suất 400MW,

+ Nhiệt điện Formosa công suất 450MW,

+ Nhiệt điện Vedan công suất 65MW,

+ Nhiệt điện Amata công suất 20MW,

+ Nhiệt điện Nhơn Trạch 1 công suất 450MW

+ Nhiệt điện Nhơn Trạch 2 công suất 750MW.

Căn cứ Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050,

Định hướng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là đẩy nhanh phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối...), tiếp tục gia tăng tỷ trọng của năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện và điện năng sản xuất như sau:

- Đẩy mạnh phát triển điện mặt trời phù hợp với khả năng hấp thụ của hệ thống, khả năng giải tỏa công suất của lưới điện, giá thành điện năng và chi phí truyền tải hợp lý gắn với bảo đảm an toàn vận hành và tính kinh tế chung của hệ thống điện, tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng lưới điện hiện có. Ưu tiên, khuyến khích phát triển điện mặt trời tự sản tự tiêu (trong đó có điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, điện mặt trời tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia).

- Ưu tiên, khuyến khích phát triển các loại hình điện sinh khối, điện sản xuất từ rác, chất thải rắn nhằm tận dụng phụ phẩm nông, lâm nghiệp, chế biến gỗ, thúc đẩy trồng rừng, xử lý môi trường ở Việt Nam.

- Khai thác tối đa tiềm năng các nguồn thủy điện trên cơ sở bảo đảm môi trường, bảo vệ rừng, an ninh nguồn nước. Nghiên cứu mở rộng có chọn lọc các nhà máy thủy điện hiện có để dự phòng công suất; khai thác thủy điện trên các hồ thủy lợi, hồ chứa nước để tận dụng nguồn thủy năng.