/ Tin tức
BẢN TIN SINH HOẠT SÁNG THỨ 2 (Ngày 27/11) “Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm thì phải ra sức sửa chữa”
Sáng ngày 27/11/2023, tại Hội trường Sở Công Thương, ông Phạm Toàn – Chuyên viên phòng Quản lý công nghiệp, Sở Công Thương đã triển khai nội dung “ Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm thì phải ra sức sửa chữa” theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho Ban lãnh đạo Sở và toàn thể cán bộ công chức Sở Công Thương nghe.
Nội dung cụ thể của như sau:
Tháng 10-1945, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, giành chính quyền về tay Nhân dân, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Bác Hồ đã viết thư gửi UBND các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Người nhấn mạnh: “Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm thì phải ra sức sửa chữa”. Và trong tác phẩm “Đạo đức cách mạng” (tháng 12-1958), Người viết: “Chúng ta không sợ sai lầm, chỉ sợ phạm sai lầm mà không quyết tâm sửa chữa”.
Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải thường xuyên nhìn thẳng vào sự thật, phải “có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điếm đó”. Với Hồ Chủ tịch, khuyết điểm dù lớn dù nhỏ đều cần phải được công khai, công khai để nhận lỗi, quyết tâm sửa lỗi. Tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, công khai khuyết điểm, sai lầm và thực hiện kỷ luật nghiêm không chỉ thể hiện bản lĩnh của Đảng Cộng sản chân chính mà còn cho thấy sự tiên phong, gương mẫu, dám chịu trách nhiệm của nhũng người cộng sản. Khi có sai lầm, khuyết điểm, chúng ta phải quyết tâm sửa chữa, điều đó thể hiện tính nghiêm túc tự phê bình và phê bình trước những sai lầm, khuyết điểm. Có như thế, Đảng mới được Nhân dân tin yêu, giữ vững được khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Xin lỗi có nghĩa là nhận khuyết điểm và xin được tha thứ. Văn hóa xin lỗi là nét đẹp nhân văn của một đảng cầm quyền. Việc nhận ra sai sót và chân thành xin lồi làm cho dân chủ trong Đảng được thực chất hơn, minh bạch, công khai hơn. Trong xử lý thi hành kỷ luật tố chức đảng và đảng viên nếu có những sai lầm, khuyết điểm thì rất cần phải xin lỗi và phục hồi quyền lợi cho tổ chức đảng và đảng viên bị oan. Ngày 18/8/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 117-QD/TW về xin lỗi và phục hồi quyền lợi của tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật oan. Có thể nói, đây là quy định mà Đảng ta đã cụ thể hóa quan điểm Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng, thể hiện nét văn hóa trong Đảng.
Việc Bộ Chính trị (khóa XIII) ban hành Quy định về xin lỗi và phục hồi quyền lợi của tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật oan là sự tiếp tục xây dụng, hoàn thiện các quy định, quy chế nhằm giữ nghiêm kỷ lụật, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiếm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Quy định vừa nghiêm khắc, nghiêm minh vừa mang giá trị văn hóa, nhân văn của một Đảng đạo đức, văn minh. Quy định số 117-QD/TW có 04 chương, 15 điều, đề cập cụ thể từ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nguyên tắc, căn cứ, trình tự thủ tục, thời hạn giải quyết việc xin lỗi và phục hồi quyền lợi... cũng như những trường họp bị oan thật nhung không được xin lỗi, phục hồi quyền lợi. Việc xin lỗi, phục hồi quyền lợi cho tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật oan phải thực hiện kịp thời, công khai, khách quan và do chính tổ chức đảng đã ra quyết định gây oan chịu trách nhiệm thực hiện. Cùng với đó là bãi bỏ, thu hồi quyết định kỷ luật oan; xem xét trách nhiệm của tổ chức, đảng viên tham mưu, quyết định kỷ luật oan. Giải quyết oan phải triệt để, kể cả khi người bị oan đã qua đời thì vẫn phải tổ chức xin lỗi với thân nhân đảng viên. Song song với việc tổ chức xin lỗi công khai tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật oan là bồi thường về vật chất và các lợi ích họp pháp khác cho người bị oan, thực hiện theo pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước...
Có thể nói, Quy định 117 của Đảng về xin lỗi và phục hồi quyền lợi của tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật oan mang giá trị nhân văn trong việc thực hành văn hóa Đảng. Đội ngũ cán bộ, đáng viên, nhất là cán bộ chủ chốt, người đúng đầu các cấp, các cơ quan, đơn vị phải đề cao và thực hiện thật tốt văn hóa xin lỗi khi phát hiện có oan, sai. Xin lỗi phải chân thành, phải kèm theo nhũng hành động, biện pháp cụ thể để chấn chỉnh, khắc phục trong thòi gian sớm nhất. Xin lỗi phải xuất phát từ cái tâm trong sáng, với tất cả thiện chí, tình thương và trách nhiệm. Có như thế, xin lỗi mới trở nên văn hóa. Và chính như thế, xin lỗi phải được coi như một quy trình trong xây dụng và chỉnh đốn Đảng, là góp phần xây dựng Đảng ta ngày càng thật sự trong sạch, vững manh, là đạo đức, là văn minh.
Đảng càng văn minh, nhân văn, càng phải lấy văn hóa làm nền tảng. Khi nói văn hóa làm nền tảng cho công việc xây dụng Đảng tức là chủ yếu nói đến văn hóa trong chính trị, trong nhân cách, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên. “Đã nhận biết sai lầm, phải ra sức sửa chữa”. Lời Bác dạy còn nguyên giá trị lịch sử và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, đi đôi với đổi mới về chính trị, tăng cường xây dụng Đảng ta vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức và cán bộ.
(Theo Thông báo nội bộ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)