Chuyển đổi số bắt đầu từ chính cuộc sống của người dân
(Theo Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số) Chuyển đổi số không còn là một khái niệm xa lạ với người dân. Tuy nhiên, làm gì để chuyển đổi số, thay đổi sao mới chuyển đổi số thì vẫn luôn là những băn khoan thắc mắc của người dân. Cùng nhìn nhận sự chuyển đổi số từ chính cuộc sống hằng ngày của những người dân tại Ninh Bình
Chuyển đổi số không còn là một khái niệm xa lạ với người dân. Tuy nhiên, làm gì để chuyển đổi số, thay đổi sao mới chuyển đổi số thì vẫn luôn là những băn khoan thắc mắc của người dân. Cùng nhìn nhận sự chuyển đổi số từ chính cuộc sống hằng ngày của những người dân tại Ninh Bình Ninh Bình đã từng là một điển hình trong chuyển đổi số với mô hình Làng thông minh tại xã Yên Hoài, huyện Yên Mô. Mô hình là tiêu biểu cho sự phát triển bền vững, cho cuộc sống tốt hơn từ chính địa phương. Để thúc đẩy những mô hình Làng thông minh trở thành những hạt nhân nòng cốt cho chuyển đổi số, Quảng Ninh cũng đã tổ chức họp tập và triển khai thí điểm tại huyện Tiên Yên. Hai mô hình triển khai tại xã Hải Lăng và Đại Dực có tính thực tiễn, gần gũi với cuộc sống của người dân hằng ngày. Đây là hoạt động của huyện theo căn cứ tại Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 5/2/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến 2030. Tại xã Hải Lăng, nhiều hộ gia đình đã chuyển đổi mô hình nuôi tôm quảng canh sang phương thức nuôi tôm công nghiệp. Được tiếp cận với sử dụng công nghệ số, người dân đã thuận tiện hơn trong việc nuôi tôm. Trước đây người dân được tập huấn nhiều nhưng ít thông tin, ít có sự chuyển biến thực tiễn. Nay việc lựa chọn được cần mua giống ở đâu, khi tôm bị bệnh mua thuốc gì mua ở đâu, điều trị thế nào đã dễ dàng hơn khi mọi thông tin người dân có thể tìm qua mạng. Điều này đã xóa bỏ nhưng sự mù mờ thông tin cho người dân, tránh việc các lái buôn đến tận đầm tiếp thị, giống tôm rồi thuốc nọ thuốc kia mà không biết tốt xấu, đắt rẻ nếu không mua về sử dụng. Nay cả việc trao đổi, thanh toán cũng qua mạng đã giúp người dân dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc có đầu ra cho tôm. Tại xã Đại Dực, thói quen văn hóa hằng ngày của người dân đã từng bước lên môi trường số. Người dân ở Đại Dực rất thích hát Soóng cọ, thường phải tổ chức đông người mới vui nhưng không phải lúc nào cũng tổ chức được. Thế nhưng, các buổi hát Soóng cọ vẫn được diễn ra hàng ngày vào buổi tối, mà dân làng lại vẫn ngồi yên trong ngôi nhà của mình nhờ áp dụng tốt công nghệ số. Có những buổi hát có đến hàng trăm người cùng hát giao duyên với nhau. Già làng, Nghệ nhân dân gian Lỷ A Sáng, ở xã Đại Dực, đã đứng ra lập 2 nhóm zalo với gần 200 người tham gia. Họ là người Sán Chỉ và có cả người Dao sống rải rác ở các xã của các huyện Tiên Yên, Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà. Buổi tối, những người trong nhóm cùng mở điện thoại qua hệ thống gọi zalo hình ảnh rồi họ hát với nhau. Ông Sáng cho hay: Dù là xã vùng cao, nhưng người cao tuổi chúng tôi cũng bắt nhịp tốt công nghệ số, nó giúp chúng tôi tiếp cận với xã hội văn minh hiện đại. Trước đây, chúng tôi rất ngại đi ra phố khám bệnh vì rất mất thời gian, tốn kém. Sắp tới, người cao tuổi chúng tôi còn được khám bệnh từ xa. Thật tuyệt vời, không lý do gì để chúng tôi không tiếp cận với công nghệ số cả. Có thể thấy là chuyển đổi số đã đưa công nghệ dần dần tiếp cận cuộc sống của người dân. Có thể tạo ra giá trị kinh tế bền vững, có thể mới chỉ tiếp cận công nghệ nhưng việc tạo thói quen với công nghệ là cách tiếp cận hiệu quả cho mô hình chuyển đổi sỗ xã, Làng thông minh để người dân thụ hưởng những lợi ích của công nghệ.