Đo lường hoạt động người dân trên các nền tảng số Việt Nam Quý I/2022

Với dân số khoảng 100 triệu người và số người sử dụng Internet trên 75 triệu người, Việt Nam là nước nằm trong nhóm 15 quốc gia “lớn nhất” trên không gian mạng. Vì vậy đo lường những "cánh cổng" hay chính là những nền tảng số sẽ góp phần làm thịnh vượng Việt Nam hơn nữa trên không gian ảo ấy!

Với dân số khoảng 100 triệu người và số người sử dụng Internet trên 75 triệu người, Việt Nam là nước nằm trong nhóm 15 quốc gia “lớn nhất” trên không gian mạng. Hằng ngày, người dùng Việt Nam tạo ra một lượng dữ liệu khổng lồ. Dữ liệu này đang bị thu thập, phân tích để sinh lợi cho các nền tảng xuyên biên giới. Đây không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội mà còn là vấn đề an ninh quốc gia. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã chỉ đạo năm 2022 lấy người dân là trung tâm. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn định hướng đưa hoạt động của người dân lên môi trường số bằng các nền tảng số Việt Nam. Đây là điểm mấu chốt để vừa phát triển kinh tế số và xã hội số, vừa bảo đảm chủ quyền số quốc gia.



Trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông thí điểm đánh giá, công bố các nền tảng số Việt Nam có khả năng triển khai rộng khắp và tổ chức tuyên truyền, phổ biến để người dân biết và sử dụng các nền tảng số Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày.

Dưới đây là thống kê về một số nền tảng số và ứng dụng nổi bật được đo lường trong quý I/2022.

Zalo Bên cạnh số liệu thống kê thì Báo cáo chuyên đề tuần 13 của Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số có một số điểm nhấn đáng chú ý như:

  • Chia sẻ kinh nghiệm của bộ, ngành, địa phương về triển khai các ứng dụng nền tảng số;
  • Đề xuất triển khai từ kinh nghiệm của quốc tế về phát triển nền tảng số.

Để đón đọc cụ thể, báo cáo chi tiết có thể tải về từ đường dẫn dưới đây:

https://drive.google.com/file/d/1Sk6DySfb05qV69aACVSp3Baon8V8yZ6u/view?usp=sharing