/ Tin tức
Đồng Nai: 10 tháng đầu năm 2024, Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 244.617,6 tỷ đồng, tăng 12,87% so với cùng kỳ.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 10 năm 2024 ước đạt 25.773 tỷ đồng, tăng 0,81% so với tháng trước và tăng 13,87% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 10 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 244.617,6 tỷ đồng, tăng 12,87% so với cùng kỳ. Trong đó, kinh tế nhà nước ước đạt 13.954 tỷ đồng, tăng 12,3%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 224.625,6 tỷ đồng (chiếm 91,8%), tăng 12,83%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 6.038 tỷ đồng, tăng 15,85% so với cùng kỳ.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 10 năm 2024 ước đạt 25.773 tỷ đồng, tăng 0,81% so với tháng trước và tăng 13,87% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 10 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 244.617,6 tỷ đồng, tăng 12,87% so với cùng kỳ. Trong đó, kinh tế nhà nước ước đạt 13.954 tỷ đồng, tăng 12,3%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 224.625,6 tỷ đồng (chiếm 91,8%), tăng 12,83%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 6.038 tỷ đồng, tăng 15,85% so với cùng kỳ. Cụ thể theo ngành hoạt động như sau:
a) Bán lẻ hàng hóa
Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 10 ước đạt 18.416 tỷ đồng, tăng 0,69% so với tháng trước. Lũy kế 10 tháng, tổng doanh thu bán lẻ ước đạt 174.509,2 tỷ đồng, tăng 11,45% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm ngành hàng bán lẻ duy trì mức tăng trưởng tốt, trong đó: Lương thực, thực phẩm tăng 7,31%, hàng may mặc tăng 12,51%, đồ dùng gia đình tăng 6,03%, vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 10,58%, gỗ và vật liệu xây dựng tăng 22,12%, xăng dầu các loại tăng 19,72%. Hoạt động bán lẻ trên địa bàn tiếp tục duy trì ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất. Ngành Công Thương tỉnh tổ chức nhiều chương trình kết nối cung cầu nhằm đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng thông qua các chuỗi siêu thị, trung tâm thương mại, và cửa hàng tiện lợi nhằm thu hút người dân, đặc biệt vào dịp cuối tuần và các ngày lễ đến tham quan mua sắm. Điều này giúp duy trì sự ổn định trong nguồn cung và đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy doanh thu và mở rộng hoạt động kinh doanh tăng doanh thu dịch vụ.
b) Lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 10 ước đạt 2.834 tỷ đồng, tăng 1,96% so với tháng trước và tăng 18,8% so với cùng kỳ. Lũy kế 10 tháng, doanh thu lưu trú và ăn uống ước đạt 26.727,3 tỷ đồng, tăng 20,24% so với cùng kỳ, trong đó: doanh thu lưu trú tăng 24,75%, doanh thu ăn uống tăng 20,19%.
Doanh thu du lịch lữ hành tháng 10 ước đạt 8,2 tỷ đồng, giảm 4,16% so với tháng trước. Nguyên nhân giảm do thời điểm cuối năm, khi nhu cầu đi du lịch trong nước không còn cao như mùa hè hoặc các kỳ nghỉ lễ. Người dân có xu hướng tập trung cho các hoạt động học tập, làm việc hoặc chuẩn bị cho các dịp lễ lớn vào cuối năm, khiến nhu cầu đi du lịch giảm xuống. Lũy kế 10 tháng, doanh thu du lịch lữ hành đạt 80 tỷ đồng, tăng 29,95% so với cùng kỳ.
c) Hoạt động dịch vụ khác
Doanh thu các dịch vụ khác tháng 10 ước đạt 4.514,7 tỷ đồng, tăng 0,61% so với tháng trước và tăng 16,09% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 10 tháng, doanh thu các dịch vụ khác ước đạt 43.301 tỷ đồng, tăng 14,4% so với cùng kỳ. Các ngành dịch vụ có mức tăng trưởng đáng kể, trong đó: dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng 18,62%; dịch vụ hành chính và hỗ trợ tăng 10,7% do nhu cầu tăng hỗ trợ kinh doanh, tư vấn pháp lý, thuế và dịch vụ văn phòng tăng; dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 20,6%; dịch vụ nghệ thuật, vui chơi giải trí tăng 10,62%...