/ Tin tức
Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu
2024 là năm thứ 3 liên tiếp Toyota phối hợp cùng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương triển khai dự án hỗ trợ nhà cung cấp trong nước.
Với việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của các thương hiệu ô tô hàng đầu thế giới tại Việt Nam, đã tạo cơ lớn cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt từng bước tự tin bước vào sân chơi toàn cầu.
Thành quả bước đầu
Là một trong 5 doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ của Toyota Việt Nam trong chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong nước thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô tô năm 2024, ngay khi vừa gặp mặt, lãnh đạo Công ty CP Kỹ thuật & Công nghiệp Việt Nam (Intech) đã cho biết “Chúng tôi cảm thấy rất may mắn khi nhận được sự hỗ trợ tổng thể về hoạt động sản xuất từ Toyota Việt Nam”.
2024 là năm thứ 3 liên tiếp Toyota phối hợp cùng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương triển khai dự án hỗ trợ nhà cung cấp trong nước, mở đường cho các doanh nghiệp thuần Việt tham gia vào chuỗi cung ứng của thương hiệu ô tô hàng đầu thế giới.
Tham gia dự án năm nay, Intech và 4 doanh nghiệp khác gồm Công ty Cổ phần công nghệ và thương mại SIGMA VIỆT NAM, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hoa An, Nhà máy Z131 và Công ty TNHH Công nghiệp Haast Việt Nam đã được đến trực tiếp nhà máy Toyota, tham quan dây chuyền sản xuất, được các chuyên gia đào tạo về mặt lý thuyết và thực hành, từ đó mang kiến thức ấy về phổ biến cho nhân sự doanh nghiệp; các chuyên gia Toyota còn xuống trực tiếp hiện trường nhà máy của các nhà cung cấp để đánh giá hiện trạng hoạt đông sản xuất, từ đó tìm ra những vấn đề tồn tại, tiến hành tư vấn và hỗ trợ cải tiến.
“Intech đã được các chuyên gia Toyota hỗ trợ tư vấn layout lại toàn bộ xưởng sản xuất; hỗ trợ về 5s để đảm bảo hàng hóa dễ nhận diện, dễ thấy, dễ làm,…; giảm thao tác lãng phí bằng Karakuri Kaizen cũng như là giảm thao tác thừa trong sản xuất và trong QC; xây dựng kế hoạch sản xuất để thực hiện sản xuất theo nguyên lý kéo, bộ phận sau sẽ kéo bộ phận trước, từ đó tăng năng suất, giảm hàng chờ đợi”, ông Hoàng Hữu Yên - Phó Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc Intech chia sẻ.
Sự hỗ trợ của các chuyên gia Toyota đã, đang giúp Intech cũng như 4 doanh nghiệp còn lại nâng cao năng lực Kaizen, cải tiến 5S, an toàn lao động, tiết Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu 2024 là năm thứ 3 liên tiếp Toyota phối hợp cùng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) triển khai dự án hỗ trợ nhà cung cấp trong nước kiệm được diện tích nhà máy và đặc biệt là nâng cao được năng suất, tối đa hóa chi phí sản xuất cũng như cải thiện môi trường làm việc cho người lao động.
Hợp tác để cùng phát triển
Có mặt tại Việt Nam từ năm 1995 và lắp ráp chiếc xe đầu tiên vào tháng 8/1996, Toyota là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong hoạt động nội địa hóa. Hiện danh sách các nhà cung cấp của Toyota lên tới con số 60, trong đó có 13 nhà cung cấp thuần Việt với tổng số sản phẩm nội địa hóa đạt trên 1.000 sản phẩm các loại.
Ông Nguyễn Mạnh Hà - Trưởng phòng Công nghiệp hỗ trợ, Cục Công nghiệp cho biết, từ năm 2020 đến 2023, Chương trình Hỗ trợ, tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã triển khai đào tạo cải tiến sản xuất và tư vấn hiện trường cho hơn 60 doanh nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng chuỗi sản xuất của Toyota. Thông qua chương trình này, Toyota đã sàng lọc và lựa chọn 7 nhà cung ứng tiềm năng.
Bên cạnh việc hợp tác với Bộ Công Thương, Toyota còn tích cực tham gia các hoạt động hội chợ, triển lãm về công nghiệp, mới đây nhất là Triển lãm Quốc tế về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam - Vimexpo 2024. Ông Nakano Keita - Tổng Giám đốc Toyota Việt Nam chia sẻ: “Toyota luôn tìm kiếm các cơ hội để kết nối với các nhà cung cấp tiềm năng và Vimexpo là sự kiện mà chúng tôi mong chờ nhất. Cho đến nay, thông qua sự kiện, chúng tôi đã kết nối với hơn 80 nhà cung cấp tiềm năng và đã có đơn vị trở thành nhà cung cấp cho Toyota Việt Nam”.
Theo lãnh đạo hãng xe Nhật, bên cạnh việc gia tăng số lượng nhà cung cấp Việt, đẩy mạnh nội địa hóa còn góp phần nâng cao năng lực, chất lượng của nhà cung cấp, từ đó giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh, từng bước góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Vì vậy, “Toyota sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động này bằng dự án hợp tác với Bộ Công Thương. Đây cũng là cam kết của hãng trong việc phát triển sản xuất tại Việt Nam, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và hỗ trợ phát triển các nhà cung cấp Việt Nam cũng như ngành công nghiệp ô tô nói chung, ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng” - ông Nakano Keita khẳng định.
Trên thực tế, ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất trong lĩnh vực ô tô khiến nhiều nhà cung cấp chưa tham gia được vào chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới. Đại diện Cục Công nghiệp - Bộ Công thương cho hay, hiện công nghiệp chế biến chế tạo và công nghiệp hỗ trợ đang nhận được sự quan tâm đặc biệt và chú trọng phát triển của Đảng và Chính phủ với quan điểm “phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo là trung tâm; phát triển công nghiệp chế tạo thông minh là bước đột phá”. Mục tiêu được đề ra đến năm 2030 là tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30%.
Để đạt được mục tiêu trên, là không thể thiếu sự đồng hành của các doanh nghiệp. Đại diện Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương đánh giá cao những nỗ lực và sự hợp tác tích cực của Toyota Việt Nam và hy vọng Toyota sẽ tiếp tục đồng hành cùng Bộ Công Thương nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp hỗ trợ cũng như ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong tương lai.
Nguồn: Baocongthuong