/ Tin tức
Giá tiêu hôm nay 3/10: Nguồn cung hạn chế, ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi lớn (Y)
Giá tiêu hôm nay tăng nhẹ so với hôm qua. Ngành hồ tiêu Việt Nam đang được hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu ở mức cao do nguồn cung hạn chế. Hiện tại, giao dịch hồ tiêu trong nước đang khá trầm lắng. Nhà đầu tư đang “găm hàng” để tung ra vào dịp cuối năm.
Giá tiêu hôm nay ngày 3/10/2024 tại thị trường trong nước
Giá tiêu hôm nay tại một số vùng trồng trọng điểm giảm giảm trái chiều so với hôm qua. Qua đó, đưa mặt bằng giá tiêu trong nước ở mức từ 147.500 đồng/kg đến 149.000 đồng/kg.
Tại khu vực Tây Nguyên, giá tiêu hôm nay tại Đắk Lắk đi ngang so với hôm qua đạt 149.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg lên 147.500 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại Đắk Nông cũng tăng 500 đồng/kg lên mức 148.500 đồng/kg.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay ở Bà Rịa - Vũng Tàu hiện ở mức 148.000 đồng/kg, đi ngang kg so với ngày hôm qua. Đồng Nai cũng giữ nguyên ở mức 148.000 đồng/kg.
Ngoài ra, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước giữ nguyên so với hôm qua đạt 149.000 đồng/kg.
Lưu ý: Các giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, mức giá thực tế sẽ có sự chênh lệch theo từng địa phương, phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán, khối lượng giao dịch… Quý độc giả vui lòng liên hệ đến các doanh nghiệp, đại lý kinh doanh hồ tiêu gần nhất để được tư vấn cụ thể.
Theo báo cáo mới đây của Tổng cục Hải quan, lũy kế 9 tháng đầu năm, Việt Nam đã thu về hơn 1 tỷ USD từ xuất khẩu 203.000 tấn hạt tiêu. Mặc dù lượng hàng xuất khẩu giảm 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị lại tăng 46,9%.
Riêng trong tháng 9/2024, Việt Nam đã xuất khẩu 20.000 tấn hồ tiêu đạt giá trị 125 triệu USD. Tăng 10,4% về lượng và 84,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo chia sẻ mới đây của ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phúc Sinh, ngành hồ tiêu Việt Nam đang được hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu ở mức cao do nguồn cung hạn chế.
Đây là năm nông dân trồng tiêu được hưởng lợi vì giá bán tăng quá cao. Cụ thể, những tháng đầu năm nay, giá tiêu có lúc chỉ còn 87.000 đồng/kg, nhưng đến nay, giá tiêu có lúc đã chạm mức 150.000 đồng/kg. Đây là mức tăng tương đối mạnh, giúp phần đưa xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam tăng mạnh về giá trị so với năm ngoái.
Nhưng ngược lại, doanh nghiệp xuất khẩu lại không mua được nhiều tiêu trong nước. Trong năm nay, Phúc Sinh đã phải nhập khẩu hồ tiêu rất nhiều từ Brazil và Indonesia. Nguyên nhân là bởi, tiêu được bà con giữ lại đầu cơ và cũng ít vì sản lượng hồ tiêu năm nay giảm, chưa kể hạn hán kéo dài khiến nguồn cung hồ tiêu trong nước ngày càng khó khăn.
Hiện tại, giao dịch hồ tiêu trong nước đang khá trầm lắng khi nguồn cung trên thị trường nội địa không có nhiều. Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư lớn đang găm hàng và bán ra nhỏ nhọt để chờ đợi động thái từ thị trường. Đồng thời, kỳ vọng giá tiêu sẽ tăng khi nhu cầu nhập khẩu tiêu trong thời gian tới được dự báo là rất lớn khi bước vào dịp Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc và các kỳ nghỉ lễ ở Châu Âu. Đây được xem là thời điểm thích hợp để các nhà đầu tư bắt đầu “bung ra” các kho tiêu đang dự trữ nhằm mang lại lợi nhuận lớn.
Giá tiêu hôm nay 3/10 tại thị trường thế giới
Trên thị trường thế giới, dựa trên báo giá của các doanh nghiệp xuất khẩu và giá xuất cảng tại các nước, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) đã cập nhật giá tiêu các loại giao dịch trên thị trường quốc tế trong ngày 3/10 (theo giờ địa phương) như sau:
Giá tiêu đen Lampung của Indonesia tiếp tục giảm 0.28% so với ngày hôm qua chỉ còn 6.892 USD/tấn. Ngoài ra, giá tiêu trắng Muntok cũng giảm 0.28% so với ngày hôm qua còn 9.216 USD/tấn.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil sau nhiều ngày đi ngang thì đã giảm 0.75% so với hôm qua còn 6.700 USD/tấn.
Giá tiêu đen ASTA của Malaysia giữ nguyên đạt 8.900 USD/tấn. Ngoài ra, giá tiêu trắng ASTA của nước này cũng đi ngang so với hôm qua đạt 11.400 USD/tấn.
Giá tiêu các loại của Việt Nam cũng đi ngang so với hôm qua. Trong đó, giá tiêu đen của Việt Nam loại 500 gr/l đạt 6.800 USD/tấn; loại 550 gr/l đạt 7.100 USD/tấn.
Tương tự, giá tiêu trắng của Việt Nam vẫn được giữ ổn định ở mức 10.150 USD/tấn.