Số lượt truy cập

1550238

/ Tin tức

Huyện Tân Phú: Nâng cao chất lượng hàng hóa tại các chợ truyền thống

Huyện Tân Phú: Nâng cao chất lượng hàng hóa tại các chợ truyền thống

Việc minh bạch hóa thông tin giá cả sản phẩm và nâng cao chất lượng hàng hóa là yếu tố mà các chợ truyền thống cần quan tâm lúc này.Việc cải thiện những vấn đề vốn đang được xem là bất cập lâu nay của chợ dân sinh, thực sự đây là hướng đi phù hợp để tạo niềm tin cho khách hàng, tăngmãi lựccho chợ truyền thống ở nông thôn.
cl_800_28042023144037.jpg
Hiện nay, người dân yên tâm hơn khi đi mua hàng tại các chợ truyền thống vì hàng hóa có nguồn gốc và giá cả công khai

Hiện nay, tại chợ Phương Lâm, huyện Tân Phú, hàng hóa được bày bán rất đa dạng, phong phú. Đặc biệt giá cả được niêm yết công khai, được sự giám sát của Ban quản lý chợ và sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương, lực lượng quản lý thị trường nên những năm gần đây việc lợi dụng giá cả các loại nhiên liệu tăng để tự ý nâng giá bán hay trữ hàng để tạo sốt ảo đã không còn xuất hiện.

Chị Nguyễn Thị Ngaởxã Phú An, huyện Tân Phú, người thường hay đi mua hàng hóa ở chợ Phương lâm cho biết:“Trước đây mình đi chợmua hàngthì mình hay sợ là bán hàngkhông rỏ nguồn gốc và giá cả không ổn định nên cũng khá lo lắng. Nhưng bây giờđi chợ thì yên tâm rồi, vìthấy các mặt hàng người ta bán hàng thật và bánhànggì cũng đúng giá, giá cả sao người ta bán vậy chứ không hơn. Giá cả đều niêm yết sẵn, ai cũng thấy, ai cũng biết”.

Chị Phạm Thị Tuyết Mai, một tiểu thươngkinh doanh tại chợ Phương Lâm cho biết:“Cửa hàng mình luôn bán hàng nhập cónguồn gốc, xuất xứ rỏ ràng, không lấy hàng lung tung được.Mình niêm yết giátừng mặt hàngđể cho bà con biết để dễ mua”.

Ngoài kiểm soát giá cả, việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng là một vấn đề được chợ Phương Lâm đặc biệt quan tâm. Tất cả các loại hàng hóa bày bán đều được kiểm soát nguồn gốc, hóa đơn, chứng từ. Đối với các mặt hàng tươi sống, quá trình kiểm soát càng chặt chẽhơn. Tất cả các loại thực phẩm tươi sống trước khi vào chợ phải có dấu kiểm dịch của thú y để đảm bảo truy xuất nguồn gốc. Những trường hợp vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ bị tịch thu sản phẩm, thậm chí đình chỉ kinh doanh đối với những hộ vi phạm nhiêu lần.

Bà Trần Thị Lan, tiểu thương có nhiều năm kinh doanh thịt heo tại chợ Phương Lâm cho biết thêm: “Tôi thường mua heoở các làng, xã, mỗi lần 20-30 con. Còn nhiều khi thiếuthìcông ty người ta đưa về. Tất cảđưa lên lòmổ Hiệp Nhất,có kiểm dịch đóng mộccủa Thú y hết. Người ta cũng nhắc nhở mìnhbán hàng tốt, sạch để cho người dân dung chobảo đảm”.

cttr_800_28042023144043.jpg
Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra tại các chợ truyền thống trên địa bàn huyện

Ông:Lê Tâm- Phó giám đốcHTX TMDV Phương Lâm cho hay:“Tất cả các mặt hàngbán ở chợthì đều phải có tem nhãn mác rỏ ràng,tuyệt đối không được cho các nguồn hàng không có niêm yết giá cả cũng như không có tem nhãn vào chợ. Đối với thực phẩm tươi sống thì HTX cũng tuyên truyền bà conbán hàngphải có dấu mộc cũng như nguồn gốc xuất xứ rõ ràng”.

Hiện nay,trong số hơn 200 sạp trong lòng chợ Phương Lâm,thì còncó hơn 100 sạp bán thực phẩm được dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm Lifsap tài trợ quầy kệ và điểm bán đảm bảo an toàn thực phẩm.Những sạp bán rau củ, đồ dùng thiết yếu cũng được yêu cầu thực hiện nghiêm các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó,sự xuất hiện của một số cửa hàng thực phẩm an toàn tại địa phương cũng đang tạo ra một chất xúc tác lớn để tạo sự cạnh tranh và giúp việc buôn bán tại chợ trở nên quy củ hơn.

Nguồn: Minh Long