Số lượt truy cập

1477249

/ Văn phòng Sở

Kế hoạch thực hiện công tác Dân vận chính quyền năm 2022 của Sở Công Thương Đồng Nai

Ngày 05/04/2022, SỞ CÔNG THƯƠNG ĐỒNG NAI đã ban hành Kế hoạch số 1687/KH-SCT về thực hiện công tác Dân vận chính quyền năm 2022 của Sở Công Thương Đồng Nai

Đính kèm Kế hoạch đã ban hành

http://sct.dongnai.gov.vn/t1/2022/Kehoach.jpg


KẾ HOẠCH


Thực hiện công tác Dân vận chính quyền năm 2022  của Sở Công Thương Đồng Nai


Thực hiện Kế hoạch số 73/KH-UBND ngày 31/3/2022 của UBND tỉnh Đồng Nai về thực hiện công tác Dân vận chính quyền năm 2022,


Sở Công Thương xây dựng kế hoạch thực hiện công tác Dân vận chính quyền năm 2022, cụ thể như sau:


I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


1. Tiếp tục tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, nâng cao trách nhiệm của các đoàn thể chính trị - xã hội, hiệu quả công tác dân vận trong tình hình mới theo phương châm hành động là “Sâu sát – Phù hợp – Thực chất – Đồng thuận”.  Tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giai cấp, về giới trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập hợp, vận động, tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và người lao động. Phát huy nội lực, tiềm năng, sức sáng tạo của nhân dân nhằm thực hiện tốt các phong trào cách mạng; góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, xây dựng Đồng Nai phát triển toàn diện.


2. Tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; tập trung thực hiện hiệu quả cải cách thủ tục hành chính; khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng; tăng cường đối thoại, tiếp xúc và giải quyết kịp thời đơn thư, khiếu nại của công dân; làm tốt công tác thanh tra nhân dân; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.


3. Triển khai mạnh mẽ các mô hình “Dân vận khéo” hướng về người dân, chăm lo cho dân. Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý vi phạm đạo đức công vụ, ý thức, trách nhiệm phục vụ nhân dân; chú trọng vấn đề nêu gương của cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là người đứng đầu của cơ quan, đơn vị.


4. Tập trung tổ chức thực hiện các hoạt động dân vận chính quyền một cách nghiêm túc, chất lượng, hiệu quả, đi vào chiều sâu; phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, phối hợp thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ để thực hiện tốt công tác dân vận. Nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động của cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan Sở Công Thương trong mối quan hệ với người dân, tổ chức, doanh nghiệp, xem đây là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên và có ý nghĩa thiết thực, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của cơ quan và công tác dân vận chính quyền năm 2022 của Sở Công Thương.


II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN


1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận; phát huy vai trò của các phòng, các đơn vị, các tổ chức, cá nhân trong cơ quan Sở Công Thương để thực hiện tốt công tác dân vận.


a) Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết của Đảng các cấp và phát động phong trào thi đua yêu nước, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2022. Tiếp tục thực hiện tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Kết luận số 114-KL/TW ngày 14/7/2015 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan nhà nước các cấp; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về “Tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới”; Kết luận số 77-KL/TU ngày 25/01/2017 của Tỉnh ủy về Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận của các cơ quan nhà nước”; Kế hoạch số 31-KH/TU ngày 19/3/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện nghị quyết đại hội lần thứ XI Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025 về công tác dân vận, trong đó đề ra phương châm hành động là “Sâu sát, phù hợp, thiết thực, đồng thuận”; Quy chế số 14-QC/TU ngày 10/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh Đồng Nai; Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội; Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Quyết định số 99-QĐ/TW ngày 03/10/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Hướng dẫn khung để cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.


b) Tiếp tục cụ thể hóa việc thực hiện Kế hoạch số 31-KH/TU, Kế hoạch số 164-KH/TU, Quyết định số 728-QĐ/TU ngày 12/9/2014 về Quy chế đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu các cấp ủy Đảng, người đứng đầu chính quyền các cấp trong tỉnh với công dân; Quyết định số 729-QĐ/TU ngày 12/9/2014 về Quy định trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền tiếp thu ý kiến của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Hướng dẫn số 02-HD/TU, Thông tri số 37-TT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.


c) Tập trung sơ, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, địa phương về công tác dân vận, tôn giáo, dân tộc như:


- Sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 Ban Bí thư (khóa XII) về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với người có công với cách mạng.


- Sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 15/12/2016 Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.


- Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 28/8/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các Hội quần chúng.


- Báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 55-CT/TU ngày 27/4/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới.


2. Thực hiện nề nếp quy chế công tác dân vận tại cơ quan, đơn vị. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường đối thoại trực tiếp, giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Đảm bảo điều kiện cho nhân dân phát huy quyền làm chủ, tham gia xây dựng các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng


a) Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, đơn vị. Đẩy mạnh thực hiện công tác dân vận của chính quyền phải gắn công tác dân vận với thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, từng mặt công tác; gắn công tác dân vận với việc triển khai, thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và công tác cải cách hành chính. Tiếp tục thực hiện tốt văn hóa công sở, ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ Nhân dân; đổi mới và thực hiện phong cách làm việc “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu”, “hướng dẫn dân làm”, “làm dân tin”, tạo điều kiện để nhân dân tham gia hoạt động kiểm tra, giám sát theo quy định; kịp thời giải quyết những yêu cầu chính đáng của nhân dân, tránh tình trạng đơn thư, khiếu kiện kéo dài, vượt cấp, đặc biệt là trong giai đoạn tập trung thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.


b) Tập trung rà soát, cập nhật sửa đổi, bổ sung các thủ tục hành chính, dịch vụ công phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2022. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông vào cải cách hành chính; thực hiện nghiêm túc việc công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, các quy định về chế độ chính sách liên quan đến đời sống của nhân dân; thường xuyên tiếp xúc đối thoại với nhân dân; nâng cao trách nhiệm, phẩm chất và năng lực của cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường công tác thanh tra công vụ, kiểm tra cải cách hành chính tại Sở; thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra đột xuất về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy tắc ứng xử, văn hóa giao tiếp tại cơ quan, đơn vị thuộc Sở.


c) Quan tâm công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đấu tranh ngăn chặn các âm mưu bạo loạn của các thế lực thù địch, các vụ việc tiêu cực, gây ảnh hưởng, làm mất lòng tin của nhân dân, đồng thời phát động nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tổ chức thực hiện tốt chương trình hành động chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.


d) Tập trung giải quyết đơn đúng quy định pháp luật; đảm bảo chất lượng, thời gian, kế hoạch. Tổ chức thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; các kết luận giải quyết tố cáo và tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp tục rà soát, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp xử lý, giải quyết các vụ việc theo Kế hoạch số 363/KH-TTCP ngày 20/3/2019 của Thanh tra Chính phủ và Kế hoạch số 273-KH/TU ngày 18/5/2015 của Tỉnh ủy, Quyết định số 1164/QĐ-UBND ngày 19/4/2019 về thành lập Tổ Công tác kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài trên địa bàn tỉnh (nay được củng cố, kiện toàn theo Quyết định số 2466/QĐ-UBND ngày 21/7/2021).


Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 29/4/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh. Thực hiện nghiêm túc việc công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật Phòng chống tham nhũng gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính. Tăng cường công tác tự kiểm tra nội bộ việc xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, sử dụng tài sản công theo quy định hiện hành. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh tham nhũng; thanh tra, kiểm tra công vụ; thanh tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định pháp luật về Phòng chống tham nhũng.


d) Tiếp tục theo dõi các phòng, các đơn vị thuộc Sở trong việc triển khai thực hiện Nghị định số 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện hiệu quả Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ. Phối hợp tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác dân vận chính quyền tại các phòng, các đơn vị thuộc Sở; tổ chức đánh giá, xếp loại công tác dân vận của các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo Quyết định số 3225/QĐ-UBND ngày 12/9/2018 của UBND tỉnh.


3. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với các phong trào thi đua yêu nước


a)Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong cơ quan, đơn vị, tổ chức các hoạt động cụ thể, thiết thực như sinh hoạt chính trị, nghiên cứu, học tập tư tưởng “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tổ chức các hoạt động kỷ niệm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm nhằm hưởng ứng “Ngày vì dân” hàng năm. 


b) Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với các phong trào thi đua yêu nước bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú, phù hợp với tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị, đoàn thể theo tinh thần Chỉ thị 06-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình “Dân vận khéo”, nhất là các mô hình, điển hình trong việc thực hiện các lĩnh vực góp phần tích cực phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh và trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị. Xác định thực hiện công tác dân vận là một trong những tiêu chí đánh giá, phân loại thi đua, khen thưởng đối với tập thể và cá nhân trong cơ quan, đơn vị.


c) Phối hợp Đảng ủy Sở và các đoàn thể tiếp tục củng cố, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao hiệu quả phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, đặc biệt là phong trào thi đua “Dân vận khéo”; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đề ra.


d) Đẩy mạnh công tác “Dân vận khéo” của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi công vụ, vận động nhân dân chấp hành chủ trường, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật, thiếu trách nhiệm với nhân dân. Làm tốt công tác phát hiện, xây dựng, biểu dương và nhân rộng các điển hình “Dân vận khéo” trong cơ quan, đơn vị.


III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN


1. Phân công đồng chí Lê Văn Lộc – Phó Giám đốc Sở chỉ đạo các phòng, đơn vị nghiêm túc, triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả Kế hoạch thực hiện công tác Dân vận chính quyền năm 2022 của Sở. 


2. Giao Trưởng các phòng, các đơn vị thuộc Sở tăng cường sự chỉ đạo, điều hành và đề cao trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện công tác dân vận. 


Căn cứ tình hình thực tế và nhiệm vụ được giao, các đơn vị thuộc Sở xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác dân vận chính quyền năm 2022 tại đơn vị. Phân công lãnh đạo, viên chức theo dõi, kiểm tra thực hiện có hiệu quả từng nội dung trong kế hoạch đã đề ra. Đồng thời, thực hiện nghiêm Quyết định số 3225/QĐ-UBND ngày 12/9/2018 của UBND tỉnh về tổ chức đánh giá, xếp loại công tác dân vận của cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh để việc tổng hợp, xếp loại, đánh giá cuối năm đúng thời gian quy định.


2. Giao Văn phòng Sở theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch của các phòng, đơn vị thuộc Sở; định kỳ 6 tháng và cuối năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh theo quy định; trong đó tổng hợp xếp loại, đánh giá kết quả thực hiện công tác dân vận chính quyền của Sở Công Thương theo Quyết định số 3225/QĐ-UBND ngày 12/9/2018 của UBND tỉnh về tổ chức đánh giá, xếp loại công tác dân vận của cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh.


3. Giao cho Thanh tra Sở xây dựng Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện công tác dân vận chính quyền của Sở Công Thương; Chủ trì, phối hợp với Văn phòng kiểm tra và kiến nghị, đề xuất các giải pháp thực hiện tốt công tác dân vận của cơ quan, đơn vị thuộc Sở.

Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, các phòng, đơn vị thuộc Sở phản ánh trực tiếp về Văn phòng Sở để tổng hợp, báo cáo Ban Lãnh đạo Sở xem xét, giải quyết. Định kỳ 06 tháng (trước ngày 01/6/2022) và cuối năm (trước ngày 01/11/2022) tổ chức kiểm điểm đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Công Thương để theo dõi, tổng hợp, báo cáo Sở Nội vụ, UBND tỉnh theo quy định./.