Số lượt truy cập

5940394

/ Tin tức

Kết quả thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại và bình ổn giá trên địa bàn tỉnh:

1. Về xúc tiến thương mại:

Sở Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Chương trình Xúc tiến Thương mại năm 2023 tại Quyết định số 497/QĐ-UBND ngày 24/3/2023 nhằm hỗ trợdoanh nghiệp, HTX, trang trại, cơ sở sản xuất, hộ nông dân sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giới thiệu, quảng bá, trưng bày sản phẩm đặc trưng của tỉnh Đồng Nai thông qua các chương trình hội chợ triển lãm, Hội nghị, hội thảo kết nối giao thương và chương trình Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam... đăng tải trên trang website https://xttmdn.dongnai.gov.vn. Của Trung tâm Xúc tiến Thương mại và website của Sở Công Thương. Tính đến hết tháng 10/2023, đã thực hiện được 45/65 chương trình, đạt 69,2% so với kế hoạch đề ra. Chương trình phát sinh 02/65 chương trình vượt 3% so với kế hoạch được giao đầu năm 2023. Cụ thể:

1.1. Hội chợ triển lãm trong tỉnh và ngoài tỉnh

- Hỗ trợ 139 doanh nghiệp tham gia gian hàng chung (07 đợt HC) đạt 100% so kế hoạch: Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 tại tỉnh Đắk Lăk và Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 32 (VIETNAM EXPO 2023) tại Hà Nội, Hội chợ Quốc tế VIETBUILD tại TP.HCM, Hội chợ Thương mại - Công nghiệp năm 2023 tại tỉnh Phú Yên, Hội chợ Công Thương vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tại Bình Dương. Chương trình "Chợ Tết Công đoàn năm 2023" và Chương trình Xuân Chiến sỹ. Khu gian hàng chung tỉnh Đồng Nai trưng bày và quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực, có thế mạnh, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Đồng Nai, thu hút 68.300 lượt khách tham quan, doanh thu 07 đợt hội chợ đạt khoảng 1tỷ.800 triệu đồng.

- Hỗ trợ kinh phí cho 77 lượt DN tham gia (05 đợt) Hội chợ trong và ngoài tỉnh: Hội chợ Công Thương Đồng Nai năm 2023, Hội chợ XTTM khu vực kinh tế tập thể, HTX khu vực miền Nam, Hội chợ Xuất khẩu Đồ gỗ và Nội thất - HAWAEXPO -TP HCM; Diễn đàn và Hội chợ xuất khẩu TP. Hồ Chí Minh (HCM City Export 2023), Hội chợ BIFA WOOD 2023 tại Bình Dương.

1.2. Hội chợ triển lãm và giao thương nước ngoài

- Tổ chức gian hàng chung tỉnh Đồng Nai cho 27 doanh nghiệp tham gia (02 đợt HC): Hội chợQuốc tế doanh nghiệp nhỏ và vừa Trung Quốc lần thứ 18 và Hội chợ Quốc tế Campuchia. Khu gian hàng chung của tỉnh Đồng Nai thu hút khoảng 55.000 lượt khách đến tham quan, giao dịch. Doanh thu tại hội chợ đạt khoảng 410.000.000 đồng, mở được 05 đại lý tại Trung Quốc. 03 đại lý tại Campuchia.

- Hỗ trợ kinh phí cho 17 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia Hội chợ INDEX 2023 tại Các tiếu Vương quốc Ả rập Thống Nhất (01 DN) và Hội chợ SPOGA - GAFA 2023 tại CHLB Đức (01 DN). Đoàn công tác của tỉnh Đồng Nai đi xúc tiến thương mại tại Ấn Độ năm 2023 (15 DN).

1.3. Kết nối giao thương, hội nghị, hội thảo trong nước

- Hỗ trợ 261 lượt doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu, kết nối các sản phẩm OCOP, nông sản địa phương tham dự (06 đợt HN): Hội nghị phổ biến chương trình xúc tiến thương mại năm 2023. Hội nghị kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Đồng Nai với các nhà cung cấp của các tỉnh, thành miền Nam và Hội nghị tổng kết Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Thành phố Hồ chí Minh với các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ năm 2023 tại tỉnh Bình Phước. Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp các tỉnh, thành phía Nam với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại”. Hội nghị kết nối sản phẩm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với hệ thống phân phối. Hội nghị kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp, nhà cung cấp từ các tỉnh, thành (tỉnh Kom Tum) với hệ thống phân phối tỉnh Đồng Nai.

- Tổ chức 02 đợt kết nối giao thương giữa tổ hợp tác, HTX, tiểu thương chợ truyền thống trên địa bàn các huyện, thành phố với chợ Đầu mối Nông sản Dầu Giây. Hỗ trợ 10 HTX, 90 tổ hợp tác, trang trại tai huyện Định Quán, Cẩm Mỹ tham gia kết nối giao thương giữa tổ hợp tác, HTX với chợ Đầu mối Nông sản Dầu Giây.

1.4. Chương trình Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo chuyển biến tích cực về ý thức của người dân trong việc sử dụng sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước thông qua Chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Thực hiện treo 120 băng rôn, 700 cờ phướn nhằm quảng bá đưa tin tuyên truyền, quảng bá “Tuần hàng Việt Nam”.Tổ chức 05 chuyến hàng về nhà máy và khu công nghiệp. Xây dựng 03 điểm bán hàng "Tự hào hàng Việt"; 01 "Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP";Duy trì 05 điểm bán hàng Việt; 01 "Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP" trên địa bàn các huyện.

1.5. Nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị liên quan

Phối hợp Sở, ngành liên quan tổ chức gian hàng chung cho 62 doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh tại (03 đợt HN): Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2023 và chương trình “Gặp gỡ hữu nghị người Việt Nam ở nước ngoài tỉnh Đồng Nai năm 2023”;

1.6. Nhiệm vụ phát sinh ngoài chương trình XTTM: Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia (02 đợt HN): Lễ hội tôn vinh trái cây tỉnh Đồng Nai; Hội Nghị giao thương tại tỉnh ĐăkNông.

1.7 Các nhiệm vụ chương trình XTTM đang thực hiện

a) Chương trình Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

- Tổ chức 09 chuyến hàng Việt về các KCN và nhà máy (Dự kiến 108 lượt doanh nghiệp tham gia. Khách tham quan và mua sắm: 17.700 lượt. Doanh thu đạt 1.380 triệu đồng).

- Tổ chức 02 Phiên chợ công nhân. (Dư kiến 50 lượt doanh nghiệp tham gia với 80 gian hàng. Khách tham quan: 9.000 lượt. Doanh thu: khoang 900 triệu đồng).

- Tổ chức 04 Phiên chợ hàng Việt về nông thôn (Dự kiến 80 lượt doanh nghiệp tham gia với 140 gian hàng. Khách tham quan: 16.500 lượt. Doanh thu: khoang 1.400 triệu đồng).

b) Kết nối giao thương, hội nghị, hội thảo trong nước

- Tổ chức Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Đồng Nai với nhà cung cấp của tỉnh, thành miền Bắc và miền Trung (hỗ trợ 30 doanh nghiệp); Thực hiện ngày 29/11 - 05/12/2023.

- Tổ chức Hội nghị Giao thương giữa doanh nghiệp Đồng Nai và các nhà nhập khẩu nước ngoài (Ấn Độ) (dự kiến 150-200 đại biểu tham dự); Thực hiện ngày 22/11/2023.

- Tổ chức hội nghị kết nối giao thương giữa tiểu thương chợ truyền thống trên địa bàn các huyện, thành phố với chợ Đầu mối Nông sản Dầu Giây (02 đợt) (hỗ trợ 120 tiểu thương); Dự kiến thực hiện trong tháng 12/2023.

- Tổ chức Hội nghị kết nối cung - cầu tại thành phố Hồ Chí Minh (hỗ trợ 14 doanh nghiệp); Dự kiến thực hiện trong tháng 12/2023.

- Hội nghị Giao thương giữa doanh nghiệp Đồng Nai và các nhà nhập khẩu nước Úc: Không thự hiện, chuyển đổi sang Hội nghị Giao thương giữa doanh nghiệp Đồng Nai và doanh nghiệp Ấn Độ theo công văn số 10796/UBND-KTNS ngày 16/10/2023 của UBND tỉnh Đồng Nai.

c) Hội chợ triển lãm trong tỉnh và ngoài tỉnh

- Tổ chức hội chợ mua sắm cuối năm Đồng Nai (Kế hoạch số 402/KH-TTXTTM ngày 09/11/2023 của Trung tâm Xúc tiến Thương mại về Tổ chức gian hàng chung trưng bày, quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệpnông thôn tiêu biểu của tỉnh Đồng Nai tham gia Hội chợMua sắm cuối năm Đồng Nai 2023 tại Đồng Nai). Thư mời số 20//TM-TTXTTM ngày 09/11/2023 mời tham gia hội chợ mua sắm cuối năm 2023 tại Trung tâm Hội nghị và Tổ chức Sự kiện tỉnh Đồng Nai).

- Hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp tham gia gian hàng chung trưng bày, quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh tại hội chợ trong tỉnh (Quyết định số 497/QĐ-UBNDngày24/3/2023 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành Chương trình xúc tiến thương mại năm 2023 tỉnh Đồng Nai).

1.8. Đánh giá chung:

a) Những kết quả đạt được

Chương trình xúc tiến thương mại trong năm 2023 đạt được nhiều kết quả khả quan, tạo cho các doanh nghiệp có cơ hội giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm cơ hội hợp tác, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, hợp tác đầu tư kinh doanh phát triển thị trường, gia tăng sức cạnh tranh sản phẩm hàng hóa với thị trường trong nước cũng như Quốc tế.

b) Một số tồn tại, hạn chế

- Chương trình XTTM được triển khai toàn diện, cung cấp các thông tin tại Hội nghị phổ biến chương trình xúc tiến thương mại năm 2023, đăng tải lên Website của Trung tâm xúc tiến thương mại và website của Sở Công Thương, đồng thời, thông báo trực tiếp đến các hội, hiệp hội, các HTX, DN biết tham gia. Tuy nhiên, các huyện và doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm nhiều đến các hoạt động xúc tiến thương mại.

- Kết nối tiêu thụ sản phẩm nông, công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp, HTX, trang trại đa số có quy mô nhỏ lẻ, chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng.

2. Về công tác thực hiện Chương trình bình ổn giá, bình ổn thị trường một số mặt hàng thiết yếu hàng năm

2.2. Kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch số 234/KH-UBND ngày 31/10/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình Bình ổn giá, bình ổn thị trường một số mặt hàng thiết yếu năm 2022 - 2023, phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 và ứng phó với các tình huống thiên tai, dịch bệnh.

a) Đối với một số mặt hàng thực phẩm thiết yếu

- Tính đến tháng 9/2023: Các địa phương đã xét duyệt cho 07 đơn vị vay vốn (05 Hợp tác xã, 02 Hộ kinh doanh – tương đương so với cùng kỳ) với tổng số tiền cho vay là 3.618.402.000 đồng (giảm 176.402.000 đồng so với cùng kỳ) trên 13 điểm bán (giảm 01 điểm bán so với cùng kỳ), trong đó thành phố Long Khánh 02 hộ kinh doanh, Xuân Lộc 02 HTX, Trảng Bom 01 HTX, Định Quán 01 HTX và Tân Phú 01 HTX.

- Xét duyệt tham gia không vay vốn và cam kết tham gia chương trình bình ổn giá của tỉnh:

+ Địa phương vận động các đơn vị tham gia không vay vốn ngân sách với 114 điểm bán bình ổn giá (tăng 44 điểm so với cùng kỳ), cụ thể: Thành phố Biên Hòa 22 điểm bán bình ổn giá không vay vốn, Long Khánh 07, Long Thành 03, Nhơn Trạch 34, Vĩnh Cửu 13, Thống Nhất 01, Định Quán 07, Tân Phú 24, Cẩm Mỹ 03.

+ Sở Công Thương đã vận động được 19 đơn vị cam kết tham gia dự trữ hàng hoá (tăng 02 đơn vị so với cùng kỳ) với đầy đủ các mặt hàng thiết yếu để ứng cứu cho thị trường khi xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hoá, tăng giá đột biến, gồm: Công ty TNHH TMDV Siêu Thị Coopmart Biên Hòa, Chi nhánh Công ty TNHH MM MeGa Market Việt Nam tại Biên Hòa, Công ty TNHH TMDV Quốc tế BigC Đồng Nai - TTTM BigC Đồng Nai, Chi nhánh Công ty Cổ phần Espace Business Huế tại Đồng Nai (TTTM BigC Tân Hiệp), Siêu thị Winmart Biên Hòa, Winmart Long Thành, Siêu thị Lotte Mart Biên Hòa, Siêu thị Hoàng Đức – Chi nhánh Công ty Cổ phần Hoàng Đức, Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP - Chi nhánh 2 tại Đồng Nai, Công ty TNHH MTV Hương Vĩnh Cửu, Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Bình Minh, Công ty Cổ phần Bibica, Công ty Cổ phần Sài Gòn Lương thực, Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Đồng Nai (D&F), Công ty TNHH Thực phẩm sạch Bát Giới, Công ty Cổ phần Con Cưng, Công ty TNHH TMDV Phần mềm Sắc Màu, Công ty Cổ phần Hữu hạn Vedan, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Biên Hòa.

- Doanh thu đạt được: Tổng doanh thu tính đến tháng 10/2023 đạt trên 186,8 tỷ đồng (tăng 109% so cùng kỳ do tăng các điểm bán, điểm dự trữ hàng hóa), trong đó:

+ Doanh thu đơn vị có vay vốn: 25,6 tỷ đồng (giảm 51% do giảm điểm bán và giảm số tiền cho vay).

+ Doanh thu đơn vị không vay vốn: 161,2 tỷ đồng (tăng 437% do tăng các điểm bán, điểm dự trữ hàng hóa).

b) Mặt hàng sách giáo khoa, tập vở học sinh

- Trình UBND tỉnh xem xét, chấp thuận cho Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Trường học Đồng Nai được tạm ứng kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh (20 tỷ đồng) để triển khai thực hiện chương trình bình ổn giá sách giáo khoa, tập vở học sinh năm học 2023 - 2024 (Công văn số 1527/SCT-TM ngày 30/3/2023).

- Ngày 07/4/2023, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 3166/UBND-KTNS về việc tạm ứng ngân sách tỉnh hỗ trợ vốn bình ổn giá sách giáo khoa, tập vở học sinh năm học 2023 – 2024. Sở Công Thương đã triển khai thông tin đến Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Trường học Đồng Nai liên hệ với Sở Tài chính làm thủ tục tạm ứng ngân sách và triển khai thực hiện chương trình bình ổn giá sách giáo khoa, tập vở học sinh theo Kế hoạch số 02/STB ngày 16/3/2023 của Công ty (Công văn số 1701/SCT-TM ngày 07/4/2023), chương trình được chính thức thực hiện từ ngày 15/5/2023 đến ngày 30/11/2023.

- Hoạt động kinh doanh mặt hàng sách giáo khoa và tập vở học sinh: Doanh thu mặt hàng sách, tập học sinh tính từ tháng 01/2023 đến hết tháng 10/2023 đạt 97.911.753.050 đồng, trong đó sách 96.090.651.000 đồng (tăng 7% so với cùng kỳ), tập vở 1.821.102.050 đồng (giảm 15% so cùng kỳ).

Ngoài ra, Công ty còn thực hiện tặng bộ sách giáo khoa mới cho con thương binh, liệt sĩ và học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong toàn tỉnh, đồng thờitích cực vận động học sinh sử dụng lại SGK cũ để tránh lãng phí (đã phối hợp tuyên truyền bằng cách phát động các phong trào và được các đơn vị giáo dục tích cực hưởng ứng như: Phong trào “Tặng SGK cũ cho thư viện trường học” để tặng lại các bạn có hoàn cảnh khó khăn tại trường mình; Phong trào “Vận động học sinh sử dụng lại SGK cũ trong gia đình”).

c) Công tác phát triển mạng lưới

- Đối với mặt hàng thiết yếu: Công tác phát triển mạng lưới bán hàng bình ổn giá chủ yếu tập trung vào các tháng trước Tết Nguyên đán. Tính đến tháng 9/2023 đơn vị vay vốn (05 Hợp tác xã, 02 Hộ kinh doanh) với tổng số tiền cho vay là 3.618.402.000 đồng trên 13 điểm bán, trong đó thành phố Long Khánh 02 hộ kinh doanh, Xuân Lộc 02 HTX, Trảng Bom 01 HTX, Định Quán 01 HTX và Tân Phú 01 HTX; địa phương vận động các đơn vị tham gia không vay vốn ngân sách với 114 điểm bán bình ổn giá (tăng 47 điểm so với cùng kỳ), cụ thể: Thành phố Biên Hòa 22 điểm bán bình ổn giá không vay vốn, Long Khánh 07, Long Thành 03, Nhơn Trạch 34, Vĩnh Cửu 10, Thống Nhất 01, Định Quán 07, Tân Phú 24, Cẩm Mỹ 03.

- Đối với mặt hàng sách giáo khoa: Công ty Cổ phần Phát hành sách và Thiết bị trường học Đồng Nai đang triển khai bán bình ổn sách giáo khoa, vở học sinh trên 20 điểm bán, gồm: Biên Hòa 08, Long Khánh 01, Cẩm Mỹ 02, Trảng Bom 01, Thống Nhất 01, Nhơn Trạch 01, Long Thành 01, Định Quán 02,Tân Phú 01, Xuân Lộc 01, Vĩnh Cửu 01.

- Đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt nam”, hỗ trợ xây dựng các điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại các huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tính đến nay đã thực hiện 34 điểm bán “Tự hào hàng Việt” trên địa bàn tỉnh (trong năm 2023 đã thực hiện mới 03 điểm).

- Thực hiện chính sách nhà nước đối với đồng bào tại các xã vùng sâu, vùng xa: Theo Kế hoạch số 234/KH-UBND, UBND tỉnh chấp thuận hỗ trợ kinh phí vận chuyển, nhân công, bao bì và cấp 432,5 triệu đồng từ nguồn ngân sách tỉnh để hỗ trợ cho các đơn vị tổ chức các chuyến bán hàng vùng sâu vùng xa trong dịp tết Nguyên đán 2023 trong 02 tháng (tháng 11 và tháng 12 âm lịch). Kết quả các địa phương đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh thẩm định cho 07 đơn vị tham gia bán hàng lưu động phục vụ vùng sâu, vùng xa trong dịp Tết Nguyên đán với tổng số tiền hỗ trợ chi phí vận chuyển, nhân công và bao bì là 410.010.000 đồng với 163 chuyến hàng (giảm 21 chuyến so với năm trước). Trong đó Xuân Lộc 22 chuyến, Định Quán 20 chuyến, Tân Phú 30 chuyến, Trảng Bom 16 chuyến; Cẩm Mỹ 75 chuyến. Tổng doanh thu đạt 1.342.200.000 đồng. Ngoài các mặt hàng thuộc danh mục hàng bình ổn giá, các hợp tác xã còn kết hợp kinh doanh các mặt hàng khác như nước ngọt, bia, bánh, mứt, kẹo các loại, bột giặt, nước rửa chén, mì tôm...

* Đánh giá kết quả thực hiện

- Trước những khó khăn chung của ảnh hưởng hậu đại dịch, xung đột vũ trang, chính trị, lạm phát trên thế giới, chương trình bình ổn giá tỉnh Đồng Nai đã góp phần tháo gỡ khó khăn, các Sở ngành, địa phương, doanh nghiệp căn cứ nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện. Với sự chuẩn bị từ trước, các đơn vị tham gia bình ổn giá (các doanh nghiệp, hợp tác xã, trung tâm siêu thị, thương mại, chợ truyền thống và các cửa hàng tiện ích) đã nhanh chóng tập kết hàng hóa, cung ứng đầy đủ cho người tiêu dùng với giá cả ổn định, giá thịt heo tại các điểm bán bình ổn (các điểm bán bình ổn giá các các HTX, các cửa hàng pork shop của Công ty Cổ phần CP Việt Nam, các trung tâm thương mại, siêu thị do Công ty Anh Hoàng Thy, Hương Vĩnh Cửu cung cấp) đã có giá một số sản phẩm thịt heo thấp hơn tại các chợ truyền thống, từ đó tạo động tác kiềm giá, không để giá tại các chợ tăng bất hợp lý, không kiểm soát vào dịp lễ, tết.

- Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng thiết yếu luôn đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho thị trường theo cam kết với Sở Công Thương, ngoài ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 6 trung tâm thương mại, 13 siêu thị (tăng 01 so với cùng kỳ), 294 cửa hàng tiện ích (tăng 36 so với cùng kỳ) (Bách Hoá Xanh: 139, Coop Food: 05, Winmart+: 85, Porkshop: 38, GS25: 17, Circle K: 06, Familly Mart: 04, 139 chợ truyền thống và trên 10.000 hộ kinh doanh nên nguồn hàng được đảm bảo, không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa.

Các điểm bán hàng bình ổn đều được Sở Tài chính duyệt giá bán với giá thấp hơn giá thị trường 5% và giá bán được niêm yết, công khai đầy đủ, làm cho các điểm bán xung quanh không tăng giá bất hợp lý, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.

Chuyến hàng lưu động về nông thôn, vùng sâu vùng xa đã góp phần cung ứng hàng hóa kịp thời, đầy đủ cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán, giúp bà con đón Tết đầy đủ sum vầy.

Chương trình bình ổn giá giảm giá 5-10% trên giá bìa nhiều năm qua đã chấm dứt tình trạng thu gom sách, nâng giá sách của các nhà đầu cơ như trước khi có chương trình bình ổn giá, góp phần tích cực và bảo đảm 100% học sinh có đủ một bộ sách giáo khoa đến trường theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong năm học 2023 – 2024, chương trình thực hiện giảm giá 5% trên giá bìa.

Ngoài sách giáo khoa, tập vở bình ổn giá, đơn vị còn kèm phục vụ các mặt hàng khác cho học sinh tại trường cũng như các điểm bình ổn và giảm từ 5% đến 15% như các dụng cụ thực hành học sinh tiểu học, bìa bao tập, sách tham khảo… Do đó, chương trình đã tạo sức lan toả mạnh.

2.1. Tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình bình ổn giá, bình ổn thị trường một số mặt hàng thiết yếu năm 2023 -2024, phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 và ứng phó với các tình huống thiên tai, dịch bệnh

- Sở Công Thương đã tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình Bình ổn giá, bình ổn thị trường một số mặt hàng thiết yếu năm 2023 -2024, phục vụ Tết Nguyên đán năm 2024 và ứng phó với các tình huống thiên tai, dịch bệnh (đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Kế hoạch số 240/KH-UBND ngày 10/10/2023 của UBND tỉnh).

- Triển khai và hướng dẫn thực hiện Kế hoạch số 240/KH-UBND ngày 10/10/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình bình ổn giá, bình ổn thị trường một số mặt hàng thiết yếu năm 2023 -2024, phục vụ Tết Nguyên đán năm 2024 và ứng phó với các tình huống thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, UBND tỉnh về công tác phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (Công văn số 6380/SCT-TM ngày 23/10/2023).

- Triển khai thực hiện Kết luận của thường trực Tỉnh ủy tại Hội nghị giao ban quý III/2023 với thường trực và Chánh văn phòng các cấp ủy trực thuộc tỉnh về công tác bình ổn giá, bình ổn thị trường, kiểm tra kiểm soát thị trường, xử lý điểm kinh doanh tự phát… đến các cơ quan, đơn vị có liên quan (Công văn số 6513/SCT-TM ngày 30/10/2023).

- Triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, UBND tỉnh về công tác phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đến các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan (Công văn số 6686/SCT-TM ngày 07/11/2023).

- Đề nghị các đơn vị tham gia chương trình bình ổn giá; Trung tâm thương mại/Siêu thị; Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh rà soát, báo cáo hoạt động kinh doanh tại các chợ hạng 1, chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Công văn số 6701/SCT-TM ngày 07/11/2023).

- Hàng ngày, Sở đều phối hợp các đơn vị có liên quan tổng hợp, báo cáo nhanh giá một số mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh gửi Bộ Công Thương, UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện, gửi cơ quan báo đài đưa tin rộng rãi đến người dân.

Trong thời gian từ nay đến dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Sở Công Thương tập trung phối hợp Sở Tài chính, các ngành, đơn vị liên quan tổ chức các đoàn kiểm tra việc xây dựng và triển khai kế hoạch bình ổn giá, bình ổn thị trường, kế hoạch phục vụ Tết Nguyên đán năm 2024 của các địa phương huyện, thành phố; kiểm tra kế hoạch dự trữ hàng hóa của các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, nhất là tại các điểm, đơn vị có đăng ký tham gia bán hàng bình ổn giá nhằm đảm bảo đủ nguồn hàng cung ứng đầy đủ cho thị trường cuối năm với chất lượng ổn định, giá cả phù hợp; kịp thời tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo và xử lý khi có tình huống biến động về giá hoặc khan hiếm hàng hóa xảy ra trên địa bàn tỉnh, huyện, thành phố.