/ Tin tức
Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí sử dụng hạ tầng, chi phí thuê nhà xưởng tại các khu, cụm công nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh
1. Về tổ chức triển khai và hướng dẫn doanh nghiệp ngành CNHT thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 200/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của HĐND tỉnh
- Triển khai và hướng dẫn doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành CNHT trên địa bàn tỉnh thực hiện hồ sơ hưởng chính sách về phí sử dụng hạ tầng, thuê nhà xưởng tại các khu, cụm công nghiệp theo quy định tại Quyết định số 4416/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh (Công văn số 986/SCT-CN ngày 03/3/2021 của Sở Công Thương)
- Hướng dẫn các doanh nghiệp CNHT lập hồ sơ cấp giấy xác nhận ưu đãi dự án sản xuất sản phẩm CNHT thuộc danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Công văn số 1088/SCT-CN ngày 08/3/2022 của Sở Công Thương).
- Tổ chức họp hướng dẫn doanh nghiệp CNHT bao gồm Công ty TNHH SX TM&DV Huỳnh Đức và Công ty TNHH Cơ khí Nhật Nam thực hiện hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí theo quy định tại Nghị quyết số 200/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai (Thông báo kết luận số 2155/TB-SCT ngày 29/4/2022 của Sở Công Thương).
- Thực hiện Kế hoạch số 5776/KH-SCT ngày 05/10/2022 về việc tổ chức hướng dẫn doanh nghiệp thuộc lĩnh vực CNHT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Sở Công Thương đã chủ trì tổ chức Đoàn hướng dẫn 02 công ty CNHT tiếp cận các chính sách hỗ trợ phát triển CNHT (Công văn số 6081/SCT-CN ngày 20/10/2022).
- Phối hợp với Tổ điều phối viên phát triển công nghiệp hỗ trợ khảo sát, tuyên truyền về Hội nghị giao thương doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản và chính sách ưu đãi Nghị quyết số 200/2019/NQ-HĐND tại các doanh nghiệp trong nước gồm: Công ty TNHH Bảo Long Việt, Công ty Cơ khí thương mại Long Nhật, Công ty Cổ phần Đầu tư Diệp Nam Phương.
- Về công tác tuyên truyền, Sở Công Thương cập nhật và phát hành 650 sổ tay về Chính sách phát triển ngành CNHT đến phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thành phố và Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh. Phối hợp với Ban Quản lý các Khu công nghiệp về việc hướng dẫn chính sách ưu đãi đối với dự án công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, Sở cũng đã cung cấp thông tin chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh tại Công văn số 6100/SCT-CN ngày 02/10/2023, gửi kèm bản mềm Sổ tay chính sách phát triển doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, để phối hợp triển khai hướng dẫn Doanh nghiệp thực hiện hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo quy định.
- Phối hợp với Đài Phát thanh truyền hình Đồng Nai ghi hình và phát sóng về chính sách hỗ trợ phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh. Năm 2022, đã hoàn thành 03 phóng sự tuyên truyền về gói hỗ trợ theo Nghị quyết 200/2019/NQ-HĐND phát sóng trên Đài Truyền hình Đồng Nai. Năm 2023 tiếp tục thực hiện kí kết hợp đồng phát sóng với Đài Truyền hình Đồng Nai, dự kiến hoàn thành phát sóng vào tháng 12/2023.
2. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ Công ty TNHH SX TM&DV Huỳnh Đức đề nghị hỗ trợ kinh phí theo quy định tại Nghị quyết số 200/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai
- Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương thẩm định hồ sơ (Công văn số 3111/SCT-CN ngày 17/5/2022, Công văn số 3563/SCT-CN ngày 09/6/2022, Công văn số 4071/SCT-CN ngày 05/7/2022)
- Tổ chức Đoàn thẩm định và khảo sát thực tế tại Công ty TNHH SX TM&DV Huỳnh Đức (theo Công văn số 4972/SCT-CN ngày 23/8/2022). Sau buổi thẩm định thực tế, Sở Công Thương tiếp tục có công văn về việc sao gửi Biên bản khảo sát thực tế và đề nghị các Sở, ngành tiếp tục có ý kiến thẩm định (Công văn số 5322/SCT-CN ngày 12/9/2022).
- Sở Công Thương đang phối hợp với Công ty TNHH SX TM&DV Huỳnh Đức thực hiện nội dung ý kiến góp ý của Sở Xây dựng (Công văn số 3049/SXD-QLHTĐT ngày 22/9/2022) và Ban Quản lý các Khu công nghiệp (Công văn số 3454/KCNĐN-QHXD ngày 17/10/2022).
3. Khó khăn, vướng mắc:
Việc hỗ trợ kinh phí theo quy định tại Nghị quyết số 200/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh gặp nhiều khó khăn, do các đối tượng thụ hưởng là các các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn đầu tư trong nước phần lớn còn tương đối nhỏ, không đáp ứng đủ điều kiện thuê đất tối thiểu tại các khu công nghiệp dẫn đến đáp ứng yêu cầu về dự án mở rộng hoặc đầu tư dự án mới theo điều kiện hỗ trợ chưa đảm bảo.
- Trong thời gian qua, tiến độ triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp còn quá chậm, chưa đáp ứng được mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi có nhu cầu muốn thực hiện dự án tại các cụm công nghiệp.
+ Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã quy hoạch 27 CCN, với tổng diện tích là 1493,239 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp dùng cho thuê khoảng 943,52 ha. Trong 15 CCN (với tổng diện tích là 855,789 ha, đất công nghiệp là 558,6 ha) đã có 190 dự án thứ cấp hoạt động hiện hữu, với tổng diện tích đã cho thuê khoảng 359,89 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 64,43% và chiếm tỷ lệ 38,14% tổng diện tích đất dành cho thuê 27 CCN đã được quy hoạch. Như vậy, diện tích đất công nghiệp trong CCN để bố trí di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh trong CCN hiện nay chỉ còn khoảng 583,03 ha, nhưng phần diện tích này đang vướng khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng, chưa thể bàn giao cho doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng để triển khai dự án hạ tầng kỹ thuật, thu hút dự án sản xuất kinh doanh vào CCN.
+ Nguyên nhân chính là do thời gian thực hiện thủ tục pháp lý kéo dài, tiến độ thực hiện đầu tư hạ tầng CCN phải đảm bảo theo quy trình được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 29/2018/QĐ-UBNDngày05/7/2018, gồm: thành lập CCN, cấp quyết định chủ trương đầu tư, cấp phép quy hoạch, QHCT, tác động môi trường, thủ tục đất đai, cấp phép xây dựng, khởi công, thẩm định xây dựng...), trung bình tổng thời gian để hoàn tất hồ sơ khoảng 2-3 năm, nhiều cụm phải mất nhiều thời gian hơn do gặp khó khăn về vấn đề đất đai (trong trường hợp vướng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng kéo dài do người dân không hợp tác, không chấp nhận giá đền bù).