Số lượt truy cập

937276

/ Tin tức

Một số giải pháp chỉ đạo điều hành phát triển công nghiệp, thương mại năm 2023

1/ Bám sát các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và chương trình công tác, hành động của UBND tỉnh, của Bộ Công Thương để phân kỳ và chỉ đạo thực hiện đảm bảo hiệu quả, kịp thời, theo thứ tự ưu tiên tính cần thiết, quan trọng, cấp bách của từng nhiệm vụ công việc, theo chương trình làm việc, giám sát của HĐND và UBND tỉnh.

2/ Triển khai thực hiện hiệu quả công tác bình ổn thị trường hàng hóa, tiêu dùng thiết yếu của tỉnh. Chủ động nắm bắt, theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường, giá cả để kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu các biện pháp điều tiết cung cầu và bình ổn thị trường, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Tổ chức làm việc với các Trung tâm thương mại, siêu thị, các đơn vị sản xuất, kinh doanh các mặt hàng phục vụ Tết cam kết đủ nguồn cung, đảm bảo không để thiếu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2023.

- Theo dõi, giám sát các đơn vị tham gia chương trình bình ổn giá trong việc cam kết tham gia chương trình bình ổn của tỉnh và thực hiện đúng các cam kết của đơn vị, các quy định của chương trình. Trong việc tổ chức phân phối hàng hóa theo đúng kế hoạch tạo nguồn hàng và cung ứng hàng hóa đã được thẩm định, đảm bảo hàng hóa tham gia chương trình đạt chất lượng, an toàn thực phẩm, và thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá đã được Sở Tài chính thẩm định và phê duyệt.

- Giám sát các đơn vị tham gia chương trình bình ổn giá trong việc thông tin công khai địa chỉ các điểm bán, treo băng rôn, bảng hiệu, niêm yết bảng giá, trưng bày hàng hóa tại các vị trí thuận tiện, riêng biệt để người tiêu dùng dễ nhận biết và mua sắm.

- Vận động, khuyến khích các đơn vị phát triển hệ thống phân phối và tăng số điểm bán hàng bình ổn thị trường. Trọng tâm phát triển điểm bán là tại các chợ truyền thống, khu công nghiệp, khu lưu trú công nhân, khu vực vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh

- Hỗ trợ các đơn vị tham gia đầu tư phát triển hệ thống, hỗ trợ truyền thông, quảng bá đối với hàng hóa bình ổn thị trường; được tạo điều kiện tham gia các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại Đồng Nai và các tỉnh, thành phố và tiến tới xuất khẩu; được tạo điều kiện tham gia chương trình đưa hàng về nông thôn, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh…

- Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh xăng dầu, đảm bảo thực hiện nghiêm quy định về giá bán xăng dầu, về thời gian bán hàng theo đăng ký để đảm bảo đủ nguồn cung phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của dân cư. Phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát quản lý chất lượng, chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu; xử lý kịp thời nghiêm minh các vi phạm.

3/ Tập trung triển khai các nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh:

- Rà soát, kiến nghị Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai các hoạt động kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại để hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng sản xuất trong nước; kết hợp đẩy mạnh triển khai các biện pháp khuyến khích xuất khẩu, hỗ trợ sản xuất hàng hoá trong nước thay thế nhập khẩu; triển khai đồng bộ, hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Phối hợp với tham tán, đại sứ quán ở nước ngoài hỗ trợ doanh nghiệp trong chủ động nguồn cung nguyên, vật liệu. Đồng thời, rà soát chính sách, xem xét giảm chi phí vận chuyển, chi phí logistics, chi phí liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp.

- Hỗ trợ doanh nghiệp chủ động tiết giảm chi phí, tích cực tìm nguồn nguyên liệu trong nước sản xuất được thay thế nguồn nhập khẩu, bao gồm cả việc cắt giảm chi phí sản xuất, nhân lực quản lý ở những vị trí, công đoạn không cần thiết để tiết giảm chi phí đầu vào, giúp doanh nghiệp ổn định hoạt động.

- Tiếp tục tuyên truyền về các Hiệp định FTA thế hệ mới (như Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP) nhằm giúp doanh nghiệp khai tác, tận dụng tối đa hiệu quả các lợi thế, các cơ hội từ các hiệp định này gắn với lợi thế của tỉnh để mở rộng đầu tư, đa đạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu; trong đó chú trọng tuyên truyền, phổ biến một cách chuyên sâu, theo từng lĩnh vực, ngành hàng cụ thể, tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các ngành hàng có lợi thế xuất khẩu sang các thị trường ta có FTA.

- Theo dõi sát những biến động của tình hình quốc tế, chủ động đánh giá các tác động của các sự kiện đó đến hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, tăng cường công tác thông tin, hỗ trợ cho các Hiệp hội, doanh nghiệp.

- Tiếp tục thực hiện công tác hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại; tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh và Phòng trưng bày sản phẩm CNNT tiêu biểu, sản phẩm OCOP.

- Tiếp tục nắm bắt và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất
hiện có, các dự án mới đầu tư đi vào sản xuất ổn định, khai thác tốt công suất
thiết bị và hiệu quả đầu tư, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng ở mức cao nhất các
chỉ tiêu kế hoạch trong điều kiện khó khăn hiện nay. Hướng dẫn các chủ đầu tư
đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp.

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính; đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong các hoạt động ngành; thường xuyên
rà soát, kịp thời tham mưu sửa đổi bộ thủ tục hành chính của ngành công thương
phù hợp với các quy định hiện hành, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp,
người dân trong sản xuất kinh doanh, làm thủ tục cấp phép.