/ Tin tức
Nhiều giải pháp xúc tiến xuất khẩu thuỷ sản sang Na Uy (H)
Nhiều giải pháp xúc tiến xuất khẩu thuỷ sản sang Na Uy (H)
Na Uy là thị trường rất lớn cho sản phẩm tôm Việt Nam. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại sẽ gia tăng kim ngạch thương mại thủy sản Việt Nam - Na Uy.
Chia sẻ bên lề Lễ khai mạc Triển lãm Food & Hospitality Hanoi 2025 diễn ra sáng 18/3, tại Hà Nội, bà Hilde Solbakken - Đại sứ Na Uy tại Việt Nam - cho biết, Na Uy là thị trường rất lớn cho sản phẩm tôm Việt Nam. Size, cỡ tôm của Việt Nam lớn hơn tôm của Na Uy, người tiêu dùng Na Uy cũng rất thích sản phẩm tôm của Việt Nam. Ngoài sản phẩm tôm, người tiêu dùng Na Uy cũng rất ưa chuộng sản phẩm cà phê của Việt Nam. “Na Uy hiện đang là quốc gia uống cà phê nhiều nhất thế giới. Do đó, đây là thị trường rất tiềm năng cho cà phê Việt Nam”, bà Hilde Solbakken cho biết.
Chia sẻ bên lề Lễ khai mạc Triển lãm Food & Hospitality Hanoi 2025 diễn ra sáng 18/3, tại Hà Nội, bà Hilde Solbakken - Đại sứ Na Uy tại Việt Nam - cho biết, Na Uy là thị trường rất lớn cho sản phẩm tôm Việt Nam. Size, cỡ tôm của Việt Nam lớn hơn tôm của Na Uy, người tiêu dùng Na Uy cũng rất thích sản phẩm tôm của Việt Nam. Ngoài sản phẩm tôm, người tiêu dùng Na Uy cũng rất ưa chuộng sản phẩm cà phê của Việt Nam. “Na Uy hiện đang là quốc gia uống cà phê nhiều nhất thế giới. Do đó, đây là thị trường rất tiềm năng cho cà phê Việt Nam”, bà Hilde Solbakken cho biết.
“Hiện ngành thủy sản Việt Nam đang có xu hướng chuyển nuôi trồng từ đất liền ra biển, về phía Na Uy rất sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ nuôi trồng và các sản phẩm liên quan đến vaccine, thú y cho ngành thủy sản Việt Nam. Hiện tại, đã có công ty vaccin, công nghệ nuôi trồng ngoài biển của Na Uy tại Việt Nam”, bà Hilde Solbakken thông tin thêm.
Liên quan đến xuất khẩu thủy sản, trước đó, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường – đánh giá, Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển thủy sản, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản, là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu thủy sản, chiếm trên 7% thị phần trên thị trường thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc và Na Uy. Thuỷ sản được xem là một trong những ngành mũi nhọn của cả nước, đóng góp giá trị đáng kể cho nền kinh tế của nước ta cũng như dịch vụ logistic toàn cầu.
Do đó, song song với việc mở cửa thị trường cho thủy sản nhập khẩu, thì Việt Nam cũng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại thủy sản đến các thị trường trên thế giới. Việc tham gia tích cực vào các chương trình xúc tiến thương mại quốc tế, tạo kết nối với đối tác chiến lược, đồng thời áp dụng các giải pháp tài chính và đào tạo chuyên sâu sẽ giúp ngành thủy sản Việt Nam không chỉ duy trì mà còn nâng cao vị thế trên thị trường toàn cầu.
NSC cho biết, hiện đang mở rộng các hoạt động quảng bá thông qua hợp tác với các chuỗi siêu thị, nhà hàng và nền tảng thương mại điện tử để giúp người tiêu dùng hai nước tiếp cận với sản phẩm của nhau nhằm gia tăng thương mại hai chiều./. |