Số lượt truy cập

1525440

/ Tin tức

Sở Công Thương làm việc với đoàn giám sát Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh về nội dung thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư và phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Chiều ngày 28/9/2020, Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh đã thực hiện giám sát đối với Sở Công thương và UBND TP. Biên Hòa về thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư và phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chủ trì buổi làm việc có Phó chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng và Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Lại Thế Thông.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã quy hoạch 27 CCN, với tổng diện tích là 1.496,8ha, trong đó diện tích đất công nghiệp dùng cho thuê khoảng 942,4 ha. Trong 16 CCN (với tổng diện tích là 922,2 ha, đất công nghiệp là 549,6 ha) đã có 190 dự án thứ cấp hoạt động hiện hữu, với tổng diện tích đã cho thuê khoảng 347,91 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 63,3% và chiếm tỷ lệ 36,92% tổng diện tích đất dành cho thuê 27 CCN đã được quy hoạch.

6522ca01baae45f01cbf.jpg

Kể từ khi chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển CCN ban hành kèm theo Nghị quyết số 189/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 và Nghị quyết số 94/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh ra đời, nhiều nhà đầu tư đã tìm đến đăng ký đầu tư hạ tầng CCN. Trước tháng 12/2015, thời điểm mà chính sách được ban hành, các CCN được quy hoạch từ các thời kỳ trước đến thời điểm này, chỉ có 15 CCN có đơn vị đăng ký làm chủ đầu tư, nhưng đến nay đã có 25/27 CCN có doanh nghiệp đăng ký đầu tư, 02 CCN chưa có chủ đầu tư do vị trí quy hoạch không thuận lợi. Đồng thời, một số doanh nghiệp tiếp tục tìm đến đề cập bổ sung quy hoạch CCN, xin làm chủ đầu tư ngoài 27 CCN đã được quy hoạch.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đầu tư phát triển CCN còn gặp nhiều khó khăn, nên kết quả triển khai chính sách chưa đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra.

Để tăng hiệu quả thu hút đầu tư, tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất để bố trí di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp trong các khu đô thị, khu dân cư tập trung vào cụm công nghiệp, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng có ý kiến cho rằng: các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật còn chậm tiến độ, trong đó liên quan đến chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư cụm công nghiệp tương đương khu công nghiệp... Thời gian qua, tỉnh ban hành  chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, song số doanh nghiệp được thụ hưởng chưa nhiều. Do đó, các sở, ngành, địa phương nên phối hợp đánh giá hiệu quả của chính sách hỗ trợ, để có thể đề xuất cho phù hợp hơn trong giai đoạn tiếp theo 2021-2025, nhằm triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động các cụm công nghiệp đạt hiệu quả cao.

Trưởng đoàn giám sát, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Lại Thế Thông đánh giá cao về vai trò, trách nhiệm của Sở Công Thương trong việc tham mưu xây dựng, đề xuất ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển CCN và hỗ trợ di dời các DNNVV vào CCN. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn gặp rất nhiều khó khăn, nên kết quả đạt được chưa như mong muốn. Để có cơ sở xem xét đề xuất kiến nghị về việc kết thúc giai đoạn chính sách giai đoạn 2016-2020, xây dựng chính sách cho giai đoạn tiếp theo 2021-2025, đề nghị  Sở Công Thương có đánh giá lại kết quả triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển CCN đã được ban hành.