Số lượt truy cập

2494147

/ Tin tức

Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp

Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và tình hình thế giới, nhưng hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn duy trì tăng trưởng, quy mô sản xuất tiếp tục được mở rộng, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2021 tăng 3,65% so cùng kỳ (không đạt mục tiêu KH năm tăng 7-8%); năm 2022 tăng 8,35% (đạt mục tiêu KH năm tăng 7-8%) năm 2023 tăng 5,27% (không đạt KH năm tăng 7,5-8%).

Bảng 1: Chỉ số sản xuất một số ngành công nghiệp chủ lực

giai đoạn 2020-2023 (ĐVT:%)


Chỉ   tiêuNăm 2020 so với cùng kỳNăm 2021 so với cùng kỳNăm 2022 so với cùng kỳNăm2023 so với cùng kỳ
Phân theo ngành kinh tế cấp   I105,97103,65108,35105,23
  • Công nghiệp chế biến, chế   tạo
106,45104,16108,48106,02
Một số ngành công nghiệp chủ   lực




  • Công nghiệp chế biến thực   phẩm
102,11101,57107,02105,46
  • Dệt
102,75105,39105,44104,86
  • Sản xuất trang phục
102,64108,17111,88106,7
  • Sản xuất giày da
107,87106,84108,11104,55
  • Sản xuất hóa chất và sản   phẩm hóa chất
103,73103,21110,22105,62
  • Sản xuất sản phẩm điện tử,   máy vi tính
95,6177,3499,18106,03


- Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2024 ước tăng 0,94% so tháng trước và tăng 10,66% so cùng kỳ. Trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 8,88%; ngành khai khoáng ước tăng 5,95%; ngành sản xuất và phân phối điện ước tăng 64,27% (việc tăng/giảm của nhóm ngành này phụ thuộc vào sự điều tiết của Trung tâm điều động lưới điện quốc gia); ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải ước tăng 6,13%.

- Lũy kết 8 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 7,37% so cùng kỳ. Trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 7,71%; ngành khai khoáng ước tăng 4,83%; ngành sản xuất và phân phối điện ước giảm 0,48%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải ước tăng 8,49%. Tất cả 27/27 ngành công nghiệp cấp II đều có chỉ số sản xuất tăng so cùng kỳ, một số ngành tăng cao hơn bình quân chung như: sản xuất trang phục tăng 7,66%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 11,73%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 10,73%; sản xuất kim loại tăng 7,81%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 9,89%; sản xuất thiết bị điện tăng 10,07%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 10,31%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 7,44%...

Về chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp: thực hiện Chương trình hành động số 859/CTr-UBND ngày 22/01/2019 của UBND về triển khai Kế hoạch số 198-KH/TU ngày 10/8/2018 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Sở Công Thương đã có báo cáo kết quả thực hiện năm 2023 (số 1278/BC-SCT ngày 14/3/2024), trong đó:

- Phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao: Số lượng doanh nghiệp có hoạt động thuộc lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao trên đại bàn tỉnh Đồng Nai đến nay có 42 doanh nghiệp. Năm 2023, giá trị sản xuất công nghiệp nhóm ngành công nghiệp công nghệ cao (theo giá h iện hành) đạt 40.295 tỷ đồng, chiếm 3,23% trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, đạt mục tiêu đề ra năm 2023 (tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiếu 3-5%), tăng 6,89% so với cùng kỳ năm 2022.

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có Khu công nghệ cao công nghệ sinh học và Khu công nghiệp công nghệ cao Long Thành được quy hoạch và thành lập với mục tiêu thu hút các các dự án công nghiệp công nghệ cao và ứng dụng công nghệ sinh học.

+ Khu công nghệ cao công nghệ sinh học đã thu hút được 12 dự án do doanh nghiệp làm chủ đầu tư với tổng diện tích đã cho thuê là 106,04 ha; hiện 01 dự án đầu tư của Công ty TNHH Việt Nông đã đi vào hoạt động.

+ Khu công nghiệp công nghệ cao Long Thành đã thu hút được 04 dự án đầu tư có công nghệ hiện đại với tổng vốn đăng ký hơn 150 triệu USD, diện tích đất cho thuê gần 22 ha

- Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ: Đến cuối năm 2023, toàn tỉnh có 694 doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực CNHT, chiếm cơ cấu 9,6% số lượng doanh nghiệp toàn ngành công nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm số lượng lớn, năm 2023 có 574/694 doanh nghiệp (chiếm 82,7%), còn lại là các doanh nghiệp trong nước với quy mô nhỏ 120/694 doanh nghiệp (chiếm 17,3%). Doanh nghiệp CNHT tập trung vào các nhóm ngành dệt may - da giày: 249 doanh nghiệp (chiếm 35,88%) và ngành cơ khí chế tạo: 239 doanh nghiệp (chiếm 34,44%); còn lại là ngành điện tử 85 doanh nghiệp (chiếm 12,25%) và ngành sản xuất sản phẩm CNHT cho các ngành công nghiệp khác là 121 doanh nghiệp (chiếm 17,43%).

Giá trị sản xuất ngành CNHT (theo giá hiện hành) năm 2023 đạt 241.790 tỷ đồng, chiếm 19,43% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, chưa đạt mục tiêu đề ra năm 2023 (chiếm 21% - 23% GTSXCN). Năm 2023, giá trị sản xuất ngành CNHT tăng 5,28% so với năm 2022, có sự tăng trưởng qua các năm, nhịp độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020-2023 đạt 4,9%, tuy nhiên còn chậm hơn so với toàn ngành công nghiệp (8,54%). Do đó, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành CNHT so với toàn ngành công nghiệp giảm, trung bình giai đoạn 2020-2023 đạt 20,2%.