Số lượt truy cập

2493059

/ Tin tức

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số tại Sở Công Thương

Nhẳm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ tốt công tác quản lý và điều hành của lãnh đạo, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Tăng cường hợp tác giữa cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong xã hội.

Thời gian tới, Sở Công Thương tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, trong đó tập trung thực hiện một số nội dung, cụ thể:

1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; kiểm tra, giám sát hoạt động chuyển đổi số

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý hành chính của đơn vị bám sát với các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh.

2. Thể chế, chính sách số

Sở tiếp tục xây dựng các kế hoạch, triển khai thể chế, chính sách số liên quan đến ngành, lĩnh vực khi có chỉ đạo từ cấp trên, UBND tỉnh hoặc từ đơn vị quản lý chuyên ngành.

3. Hạ tầng số

- Phối hợp đơn vị viễn thông nhằm phát triển hạ tầng mạng đảm bảo 100% CBCC tiếp cận, sử dụng Internet tốc độ cao.

- Thường xuyên nâng cấp, đấu tư hạ tầng mạng, các thiết bị CNTT tại đơn vị. Trang bị các hệ thống thiết bị bảo đảm an toàn thông tin như thiết bị chuyển mạch (switch), thiết bị định tuyến (router), thiết bị hoặc phần mềm tưởng lửa (firewall)…

- Tiếp tục thực hiện dự án “Nâng cấp Hạ tầng công nghệ thông tin của Sở Công Thương”.

4. Nhân lực số

- Bố trí một cách hợp lý công chức phụ trách về CNTT nhằm đảm bảo thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT.

  • Định kỳ hàng năm cử CBCC phụ trách về an toàn thông tin/công nghệ thông tin tham gia các khóa đào tạo về quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin; kỹ năng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước; kỹ năng số cho CBCC.

5. Phát triển dữ liệu số

Thực hiện tham gia phát triển, cung cấp thông tin, ứng dụng các hệ thống nền tảng khi có chỉ đạo của cấp trên, UBND tỉnh.

6. An toàn thông tin mạng

Triển khai các nội dung nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho hoạt động của cơ quan trong đó bao gồm:

  • Xây dựng, ban hành, thường xuyên rà soát, cập nhật các Kế hoạch, quy chế, quy định về bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của cơ quan;
  • Phối hợp triển khai, nâng cấp và duy trì bảo đảm an toàn thông tin mô hình 4 lớp theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin mạng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào hoạt động của cơ quan, tổ chức theo chủ trương chung của tỉnh;
  • Tham gia triển khai, nâng cấp và duy trì Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC); kết nối và chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin) khi có yêu cầu;
  • Thường xuyên rà soát, cập nhật, đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
  • Rà soát hiện trạng, tăng cường đầu tư trang thiết bị và thuê dịch vụ chuyên nghiệp nhằm nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin, phòng chống mã độc theo mô hình tập trung, ưu tiên cho các hệ thống cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp và hệ thống trung tâm dữ liệu;
  • Định kỳ, đột xuất thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin theo quy định của pháp luật;
  • Xây dựng và triển khai kế hoạch dự phòng, sao lưu dữ liệu, bảo đảm hoạt động liên tục của cơ quan, tổ chức; sẵn sàng khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống sau khi gặp sự cố mất an toàn thông tin mạng;
  • Định kỳ hàng năm cử nhân sự phụ trách về an toàn thông tin/công nghệ thông tin tham gia các khóa đào tạo về quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin;
  • Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng cơ bản về an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan;
  • Hàng năm tham gia các chương trình diễn tập, tập huấn bảo đảm an toàn thông tin mạng với các phương án, kịch bản phù hợp thực tế cho công chức phụ trách về an toàn thông tin theo kế hoạch của tỉnh;
  • Thực hiện rà soát, đánh giá, có biện pháp tăng cường bảo đảm an toàn thông tin đối với các hệ thống hạ tầng thông tin và các hệ thống thông tin quan trọng khác do cơ quan quản lý, khai thác, vận hành;
  • Tham gia kiện toàn, nâng cao năng lực và duy trì hoạt động thường xuyên của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; tham gia tích cực vào các hoạt động của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia; tăng cường chia sẻ, cung cấp thông tin về sự cố an toàn mạng;

7. Chính phủ số

- Tiếp tục thực hiện duy trì các hệ thống hiện tại trong nội bộ cơ quan Thanh tra đang sử dụng một số ứng dụng, dịch vụ phục vụ công tác chỉ đạo điều hành gồm: Phần mềm quản lý văn bản chung của tỉnh; Phần mềm Xử lý chồng chéo; Phần mềm quản lý công chức của ngành Nội vụ; Trang thông tin điện tử của Sở; Hệ thống cơ sở dự liệu ngành, trang đăng ký khuyến mại, trang sàn thương mại điện tử, Hệ thống một cửa, kho lưu trữ số hóa TTHC chung cửa tỉnh; Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo…

- Thực hiện tham gia các hệ thống ứng dụng khác khi có chỉ đạo của cấp trên, UBND tỉnh.

8. Kinh tế số và xã hội số

- Đẩy mạnh chuyển đổi số, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, logistics, khai báo thuế điện tử, khai báo hải quan điện tử, hóa đơn điện tử, chữ ký số điện tử.

- Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ chuyên trách, thực thi pháp luật về TMĐT ở địa phương để có chuyên môn sâu đáp ứng công tác quản lý nhà nước về TMĐT.

9. Nâng cao nhận thức, tuyên truyền, truyền thông và các giải pháp khác đẩy mạnh chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin

- Tiếp tục thực hiện tuyên truyền, truyền thông, các giải pháp khác đẩy mạnh chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin nâng cao nhận thức tham gia chỉ đạo của cấp tr, UBND tỉnh hoặc hướng dẫn của đơn vị quản lý chuyên ngành.