Số lượt truy cập

2146606

/ Tin tức

Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam 2024 (VILOG 2024) (Y)

Ngày 1-8, với chủ đề “Logistics xanh – Nền tảng phát triển bền vững”, hơn 400 doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực logistics đã tham gia xúc tiến giao thương tại Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam 2024 (VILOG 2024) do Bộ Công thương tổ chức.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, triển lãm năm nay quy tụ trên 400 gian hàng của các doanh nghiệp đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng trưởng 30% so với năm 2023. Trong đó, có sự tham gia của nhiều công ty hàng đầu trong ngành logistics đến từ Việt Nam, Hoa Kỳ, Dubai, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc. Có thể kể đến như các Tập đoàn SeaRates by DP World (UAE), JGL Worldwide (Singapore), Tập đoàn ITL (Việt Nam), Cảng quốc tế Long An (Việt Nam), Tập đoàn DHL (Đức) và SLP (SEA Logistics Việt Nam)….

Các tập đoàn này đã giới thiệu một loạt giải pháp công nghệ thông tin, bao gồm phần mềm quản lý logistics tiên tiến, giải pháp tự động hóa, nền tảng hậu cần AI và IoT, ứng dụng công nghệ blockchain để minh bạch chuỗi cung ứng... Từ đó, giúp doanh nghiệp khám phá những đột phá tối ưu hóa hoạt động, nâng cao hiệu quả và thúc đẩy khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logistics, tối ưu hóa chi phí và giảm thiểu tác động đến môi trường.

fa2ef6c4f642531c0a53.jpg
Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam 2024

Thực tế cho thấy, Việt Nam đang trở thành một trung tâm sản xuất, thương mại quan trọng trên thế giới. Và cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử và sự tăng trưởng nhanh chóng của các chuỗi cung ứng toàn cầu, ngành logistics Việt Nam đang chứng kiến những thay đổi đáng kể và là điểm nóng thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Doanh nghiệp ngành logistics có thể phát triển đa dạng trên nhiều loại hình như vận tải, giao nhận, kho thông minh và chuỗi cung ứng lạnh, máy móc - thiết bị xử lý vật liệu, ứng dụng công nghệ logistics, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và cảng biển…

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), hiện chỉ số hiệu quả Logistics (LPI) Việt Nam đạt 3,3 điểm, tăng 0,03 điểm so với kết quả năm 2018 và là mức điểm cao nhất của Việt Nam kể từ khi nghiên cứu này được công bố. Việt Nam cũng nằm trong top 10 thị trường logistics mới nổi, xếp hạng 4 về chỉ tiêu cơ hội logistics quốc tế, được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển hàng đầu của khu vực Đông Nam Á. Doanh nghiệp dịch vụ logistics ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng.

Cũng theo bà Phan Thị Thắng, ngành logistics đóng vai trò quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam khắc phục khó khăn trước những biến động địa chính trị trên toàn cầu, góp phần đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam liên tục tăng trưởng, vượt mốc 600 tỷ USD vào năm 2021. Riêng trong 7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 440,62 tỷ USD.

nguồn: BÁo Sài Gòn Giải phóng