Số lượt truy cập

2493868

/ Tin tức

Về việc chấn chỉnh một số nội dung liên quan đến việc soạn thảo và phát hành văn bản (XH)

Nhằm tăng cường ý thức, trách nhiệm của công chức, viên chức nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, khắc phục các tồn tại, hạn chế được chỉ ra qua kết quả kiểm tra công tác văn thư, lưu trữ hàng năm tại Sở Công Thương. Ngày 24/7/2024 Sở Công Thương đã triển khai chẩn chỉnh một số nội dung liên quan đến soạn thảo và phát hành văn bản.

Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Sở Công Thương về việc chấn chỉnh một số nội dung liên quan đến việc soạn thảo, phát hành văn bản;

Nhằm tăng cường ý thức, trách nhiệm của công chức, viên chức nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, khắc phục các tồn tại, hạn chế được chỉ ra qua kết quả kiểm tra công tác vănthư, lưu trữ hàng năm tại Sở Công Thương;

Để việc soạn thảo, phát hành văn bản thống nhất theo đúng quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/5/2020 về công tác văn thư,

Giám đốc Sở Công Thương đề nghị Trưởng các phòng, đơn vị rà soát, triển khai thực hiện các nội dung cụ thể như sau:

1. Giao trưởng các phòng, các đơn vị quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức: 

- Xác định đúng tên loại, nội dung của văn bản cần soạn thảo; thu thập, xử lý thông tin có liên quan; soạn thảo văn bản đúng hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ; chịu trách nhiệm về nội dung, hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày của văn bản tham mưu; định dạng đúng khổ trang A4 đối với các phụ lục kèm theo là file excel, xóa các trang trắng, dòng kẻ, ký tự thừa không nằm trong nội dung phụ lục.

- Khắc phục các lỗi về chính tả, thể thức, kỹ thuật trong soạn thảo văn bản và một số lỗi thường gặp khác như: chưa in đậm trích yếu dưới quyết định, thông báo, kế hoạch, giấy mời; chưa canh giữa Quốc hiệu, tiêu ngữ, số, ký hiệu văn bản, địa danh và thời gian ban hành văn bản, cỡ chữ của các thành phần trong văn bản hành chính chưa đúng quy định.

- Đối với văn bản điện tử, cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản ngoài việc thực hiện các nội dung nêu trên phải chuyển bản thảo văn bản, tài liệu kèm theo (nếu có) vào Hệ thống quản lý và điều hành văn bản, phúc đáp văn bản và cập nhật đầy đủ các thông tin cần thiết (trích yếu, người ký, loại văn bản), không viết tắt trích yếu.

2. Về số và ký hiệu công văn của các phòng, đơn vị đề nghị ghi thống nhất cụ thể như sau: 

“- Văn phòng Sở: SCT-VP

- Phòng Kế hoạch Tài chính tổng hợp: SCT-KHTCTH

- Phòng Quản lý Công nghiệp: SCT-QLCN

- Thanh tra Sở: SCT-TTR

- Phòng Quản lý Thương mại: SCT-QLTM

- Phòng kỹ thuật và Quản lý năng lượng: SCT-KTQLNL

- Trung tâm Xúc tiến Thương mại: SCT-TTXTTM

- Trung tâm Khuyến công và Tư vấn PTCN: SCT-TTKC&TVPTCN”

- Đối với số ngày, tháng, năm yêu cầu các phòng, đơn vị khi soạn thảo không ghi vào văn bản. Dưới phần nơi nhận lưu ý phải ghi đường dẫn tên người soạn thảo.

3. Giao Văn phòng Sở (bộ phận Văn thư cơ quan) trước khi phát hành văn bản phải thực hiện rà soát, kiểm tra thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản, chỉ phát hành khi các văn bản đảm bảo theo đúng quy định.

Giám đốc Sở Công Thương yêu cầu Trưởng các phòng, đơn vị triển khai đến toàn thể CBCC, VC của đơn vị mình thực hiện theo đúng quy định. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các phòng, đơn vị phản ánh về Sở Công Thương (thông qua Văn phòng Sở) để được hướng dẫn./.