Số lượt truy cập

1570407

/ Tin tức

Hiệu quả của nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện Tân Phú

Hiệu quả của nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện Tân Phú

Nhận thức vai trò quan trọng của tín dụng chính sách xã hội trong công tác giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Tân Phú đã có nhiều cách làm sáng tạo, đi đầu trong thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”, và kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Qua đó, đã giúp cho hàng nghìn đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Tân Phú được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

cs1_800_18032024094917.jpg
Cán bộ NHCSXH huyện kiểm tra sử dụng vốn: Mô hình trồng sầu riêng của hộ vay.

Ngay sau khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH”, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các cấp, các ngành và Ngân hàng CSXH huyện Tân Phú đã tổ chức triển khai tích cực, nghiêm túc, hiệu quả đến tất cả xã, thị trấn trong địa bàn huyện Tân Phú đã ban hành nhiều chính sách tín dụng ưu đãi theo cơ chế đặc thù riêng bằng nguồn vốn ngân sách huyện, theo mục tiêu định hướng phát triển kinh tế. Đặc biệt để góp phần nâng cao vai trò quản lý của nhà nước, khẳng định trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cấp xã đối với hoạt động tín dụng chính sách tại cơ sở, giúp việc triển khai tín dụng chính sách đạt hiệu quả, các địa phương đã bố trí Chủ tịch UBND xã, thị trấn tham gia Ban đại diện Hội đồng quản trị NH CSXH cấp huyện. Việc trực tiếp tham gia đã giúp Chủ tịch UBND cấp xã kịp thời nắm bắt được tình hình, kiến nghị khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện tại cơ sở để có hướng xử lý.

Sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị đã giúp cho hoạt động tín dụng chính sách ngày càng phát huy được hiệu quả, đối tượng thụ hưởng được mở rộng, chất lượng tín dụng ngày càng được củng cố. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã lan tỏa đến 18 xã, thị trấn trong toàn huyện, tạo điều kiện cho các đối tượng chính sách được tiếp cận kịp thời.

Chị Võ Thị Thu Cúc, ấp 5, xã Trà Cổ, huyện Tân Phú, cho biết: sau khi nhận được nguồn vốn vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH tôi đã mở rộng thêm diện tích trồng sầu riêng và cải tạo, nâng cấp công trình nước sạch và vệ sinh môi trường để tiếp tục phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của gia đình. Tôi hy vọng thời gian tới, NHCSXH huyện tiếp tục quan tâm để có thêm nhiều người dân được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế, có thêm thu nhập, ổn định đời sống.

Từ hoạt động vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh với thủ tục đơn giản, mức vay và phương thức trả nợ phù hợp, lãi suất ưu đãi, thời gian dài..., người nghèo và các đối tượng chính sách đã dần thay đổi nhận thức theo hướng tích cực, sử dụng vốn có trách nhiệm, trả nợ đúng hạn, tạo được việc làm, tăng thu nhập. Tính đến ngày 29/02/2024 Tổng dư nợ của NHCSXH huyện Tân Phú đạt 567,3 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH với tổng số tiền trên 22 tỷ đồng, tăng 4 tỷ đồng so với năm 2023 và gấp 20 lần so với thời điểm trước Chỉ thị số 40 được ban hành.

Nguồn: Ngân hàng chính sách Tân Phú