Số lượt truy cập

5460282

/ Tin tức

Sở Công Thương báo cáo tình hình triển khai sử dụng chữ ký số trong cơ quan Sở Công Thương.

Báo cáo tình hình triển khai sử dụng chữ ký số trong cơ quan Sở Công Thương.

Ngày 05/5/2025, Sở Công Thương đã ban hành Báo cáo số 2806/SCT-VP về tình hình triển khai sử dụng chữ ký số trong cơ quan Sở Công Thương. Nội dung cụ thể như sau:

Đính kèm Văn bản số 2806/SCT-VP.

Thực hiện Văn bản số 851/SOKHCN-PCN ngày 29/4/2025 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai về việc báo cáo việc triển khai sử dụng chữ ký số trong các cơ quan nhà nước.

Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai báo cáo chi tiết tình hình triển khai sử dụng chữ ký số trong cơ quan Sở Công Thương (tính đến ngày báo cáo) như sau:  

I. Kết quả thực hiện Công tác tham mưu văn bản phục vụ chỉ đạo, điều hành và kết quả thực hiện triển khai quản lý và sử dụng chứng thư số, chữ ký số tại Sở Công Thương

Sở Công Thương xác định và thực hiện được việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến CBCCVC, người lao động các văn bản của Chính phủ, của Tỉnh hướng dẫn về ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển chính quyền điện tử nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng số góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội số một cách bền vững và khả năng tác nghiệp với khách hàng và doanh nghiệp; Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của CBCCVC trong công tác phục vụ khách hàng, doanh nghiệp; bảo đảm gắn kết đồng bộ trong ứng dụng công nghệ thông tin với phương thức làm việc, xác định ứng dụng công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ hữu hiệu nhằm phát triển bền vững đơn vị.

Sở Công Thương đã và đang tiếp tục ứng dụng CNTT vào quản lý và điều hành tại Sở, góp phần phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có trình độ chuyên môn cao, thạo việc, nêu cao ý thức trách nhiệm, tận tụy với công việc, chấp hành kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả thời gian làm việc 

Sở Công Thương đã thực hiện đăng ký cấp chữ ký số chuyên dùng của Ban Cơ yếu Chính phủ cho các Lãnh đạo Sở, Lãnh đạo phòng và đơn vị, các công chức làm công việc chuyên môn như văn thư, kế toán, thuế, đăng thầu, bảo hiểm xã hội, một cửa điện tử. Đã tích hợp ký điện tử với việc sử dụng chữ ký số, tổng số là 77 Chứng thư số (do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp, VNPT Đồng Nai, TS24) để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành lập hồ sơ công việc trên phần mềm; đẩy mạnh thực hiện chữ ký số văn bản điện tử trong hoạt động nhà nước trên địa bàn tỉnh, ngoại tỉnh. Bên cạnh đó, Sở Công Thương còn thực hiện đăng ký 18 sim PKI cho Lãnh đạo Sở, phòng và trung tâm để việc xử lý công việc vẫn xuyên suốt, nhanh chóng, kịp thời, đạt hiệu quả hơn khi đi công tác, hội họp.....

Ứng dụng chữ ký số: Bắt đầu từ ngày 01/3/2019 Sở triển khai ứng dụng ký số và đến nay, Sở đã thực hiện đạt 100% cán bộ, công chức, viên chức là Lãnh đạo Sở, Lãnh đạo phòng, đơn vị, chuyên viên là văn thư, chuyên viên có chức vụ trong công tác Thanh tra Sở, Đảng, Công Đoàn Sở, Đoàn thanh niên, Ban chỉ huy Quân Sự (có USB ký số dấu Mộc tương ứng) đã ứng dụng chữ ký số trong quá trình thực hiện công việc, trong xác thực văn bản điện tử đối với các loại văn bản thông thường quy định tại Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020. Thường xuyên kiểm tra, rà soát tình trạng sử dụng chữ ký số của cán bộ, công chức, viên chức đến nay việc sử dụng chữ ký số qua 2 cấp tại đơn vị (từ lãnh đạo phòng, đơn vị ký nháy, sau đó trình đến lãnh đạo sở, trung tâm ký chính thức) được thực hiện thành thạo, khoa học; kịp thời triển khai cấp mới, cấp lại, cập nhật, bổ sung thông tin chứng thư số chuyên dùng của Chính phủ, đăng ký và cài đặt chữ ký số trên thiết bị di động cho lãnh đạo, kip thời khắc phục nhanh phát sinh lỗi trong quá trình sử dụng.

Tính đến nay, tình hình xử lý văn bản điện tử đạt tỷ lệ ký số 100% (trừ văn bản mật). Việc số hóa 100% văn bản giấy đến thành văn bản điện tử tạo nhiều thuận lợi cho CBCCVC trong việc tìm kiếm văn bản.

Sử dụng chữ ký số ứng dụng vào giao dịch điện tử (DVC Kho bạc; Bảo hiểm xã hội; Thuế) theo quy định: Sở đã triển khai tích hợp việc sử dụng ký số bằng chứng thư số không chỉ trong hệ thống phần mềm quản lý và điều hành văn bản, một cửa mà còn tích hợp sử dụng trong các hệ thống dịch vụ công Kho bạc với địa chỉ https://dvc.vst.mof.gov.vn với 03 tài khoản được cấp để phê duyệt chứng từ, nộp trực tuyến biểu mẫu Phí, Lệ phí bằng file .xml được ký điện tử qua hệ thống Thuế điện tử với địa chỉ https://thuedientu.gdt.gov.vn với tài khoản 3600360881-ql, ký duyệt đăng thầu tại Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia với tài khoản được cấp vnz000024436.

Tình hình xử lý thủ tục hành chính đạt hiệu quả cao, đạt 99,87%, kết quả xử lý thủ tục hành chính nhanh chóng, trước thời hạn đề ra.

Công tác rà soát, đánh giá, đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ tại Sở:

Định kỳ hàng tháng, Sở tổng hợp, đánh giá tình hình ứng dụng chữ ký số trong phát hành văn bản điện tử của Sở báo cáo Sở Khoa học và Công nghệ , Sở Nội vụ để đánh giá, theo rõi. Với việc thường xuyên rà soát, đánh giá việc ứng dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, đến thời điểm hiện tại việc ứng dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ đã dần đi vào nền nếp trong Sở.

II. Tình hình triển khai đăng ký, sử dụng chữ ký số

Tổng số công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương là: 239 người.

Chi tiết tình hình đăng ký và sử dụng chữ ký số được thể hiện trong bảng thống kê đính kèm theo báo cáo này.

Phân tích cụ thể tình hình sử dụng:

  • Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức đang sử dụng chữ ký số trong công việc hàng ngày: Hiện tại, có khoảng 25.94% (62/239) công chức, viên chức của Sở thường xuyên sử dụng chữ ký số để ký số các văn bản điện tử trong quy trình xử lý công việc hàng ngày. Việc sử dụng tập trung chủ yếu vào các văn bản trình ký nội bộ, công văn đi/đến với các cơ quan nhà nước đã triển khai hệ thống quản lý văn bản điện tử có tích hợp chữ ký số. Tỷ lệ này bao gồm cả Lãnh đạo Sở và các Trưởng/Phó phòng, cùng một số chuyên viên thường xuyên xử lý văn bản điện tử.
  • Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức đã được cấp chữ ký số nhưng chưa sử dụng: Hiện còn khoảng 6.27% (15/239) công chức, viên chức đã được cấp chứng thư số và thiết bị chữ ký số nhưng chưa hoặc ít sử dụng trong công việc hàng ngày.
  • Lý do chưa sử dụng: Các lý do chính dẫn đến tình trạng này bao gồm (chủ yếu là từ Chi cục Quản lý thị trường mới tiếp nhận):
    • Chưa quen với quy trình làm việc trên môi trường điện tử: Một số công chức, viên chức còn gặp khó khăn trong việc thao tác trên hệ thống quản lý văn bản điện tử và sử dụng thiết bị chữ ký số.
    • Vướng mắc về hạ tầng kỹ thuật và phần mềm hỗ trợ: Đôi khi xảy ra tình trạng lỗi kết nối, lỗi phần mềm ký số, hoặc hệ thống quản lý văn bản điện tử chưa thật sự ổn định, gây khó khăn cho người sử dụng.

Đính kèm Bảng thống kê chi tiết tình hình đăng ký, sử dụng chữ ký số.  

III. Khó khăn, vướng mắc

Bên cạnh một số kết quả đạt được, trong quá trình triển khai ứng dụng chữ ký số tại Sở Công Thương vẫn còn một số tồn tại, hạn chế:

- Với sự ra đời của Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số (thay thế Nghị định số 26/2007/NĐ-CP); Nghị định 68/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ. Theo những quy định mới theo Nghị định 130 và Nghị định 68; việc quản lý chứng thư số, chữ ký số chuyên dùng Chính phủ được chuyển dịch từ cơ quan chuyên môn là Sở Khoa học và Công nghệ về Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị: đây cũng là thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ trong việc quản lý chứng thư số (như cấp mới, thay đổi thông tin, mở khóa thiết bị,...).

Phần mềm dịch vụ công trực tuyến hoạt động hiệu quả, tuy nhiên một số người dân, doanh nghiệp vẫn chưa quen, cũng như chưa tích cực trong việc gửi, nhận hồ sơ TTHC trên môi trường mạng internet.

Cụ thể, trong quá trình triển khai và sử dụng chữ ký số, Sở Công Thương gặp phải một số khó khăn, vướng mắc sau:

  • Hạ      tầng kỹ thuật và tính tương thích: Một số máy tính cá nhân của      cán bộ, công chức, viên chức gặp vấn đề về tương thích với phần mềm ký số      và thiết bị chữ ký số.
  • Sự      ổn định của hệ thống quản lý văn bản điện tử: Đôi      khi hệ thống gặp sự cố, chạy chậm hoặc lỗi, ảnh hưởng đến quá trình ký số      và luân chuyển văn bản điện tử.
  • Nhận      thức và thói quen: Thay đổi thói quen làm việc từ môi trường văn      bản giấy sang môi trường điện tử là một thách thức, đòi hỏi thời gian và      sự kiên trì.
  • Quản      lý vòng đời chứng thư số: Việc theo dõi tình trạng      chứng thư số (hết hạn, cần gia hạn, thay đổi thông tin) và thực hiện các      thủ tục liên quan đôi khi còn chưa kịp thời.

IV. Kiến nghị, đề xuất

Để đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai và sử dụng chữ ký số trong cơ quan nhà nước, Sở Công Thương xin có một số kiến nghị, đề xuất sau:

  • Tăng      cường tập huấn và hướng dẫn sử dụng: Đề nghị các đơn vị      chuyên ngành tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu, định kỳ và hướng dẫn chi      tiết, dễ hiểu về quy trình sử dụng chữ ký số và hệ thống quản lý văn bản      điện tử cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức.
  • Cải      thiện hạ tầng kỹ thuật và phần mềm: Rà soát, nâng cấp hạ tầng      kỹ thuật và đảm bảo sự ổn định, thông suốt của hệ thống quản lý văn bản      điện tử; nâng cấp phần mềm ký số để thân thiện và dễ sử dụng hơn.
  • Xây      dựng quy định nội bộ: Hướng dẫn các Sở, ban, ngành xây dựng và ban      hành các quy định, quy chế nội bộ về việc bắt buộc sử dụng chữ ký số đối      với các loại văn bản và quy trình công việc cụ thể nhằm tạo hành lang pháp      lý và thúc đẩy việc ứng dụng.
  • Tăng      cường công tác hỗ trợ: Thiết lập kênh hỗ trợ kỹ thuật nhanh chóng, hiệu      quả để giải đáp thắc mắc và xử lý sự cố kịp thời cho người sử dụng.

Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai rất mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan để việc triển khai và sử dụng chữ ký số đạt hiệu quả cao nhất, góp phần vào sự phát triển Chính phủ điện tử của tỉnh.

V. Kế hoạch và một số giải pháp thực hiện tăng cường sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ phục vụ cải cách hành chính trong thời gian tới

Tiếp tục triển khai tích hợp ký số bằng chứng thư số vào các các hệ thống, Ứng dụng phần mềm của Tỉnh, Văn phòng Chính phủ để thực hiện các Báo cáo định kỳ sau:

- Sở Công Thương tiếp tục rà soát, đôn đốc các phòng, đơn vị, cá nhân tăng cường sử dụng Chứng thư số, đồng thời kịp thời thu hồi, cấp lại, điều chỉnh thông tin khi có phát sinh. Đảm bảo không bị gián đoạn trong quá trình ứng dụng chữ ký số để thực hiện các giao dịch điện tử;

- Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ được giao phối hợp với đơn vị chuyên ngành như Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin – Ban Cơ yếu chính phủ, Sở Khoa học và Công nghệ, VNPT Đồng Nai... triển khai thực hiện các văn bản, kế hoạch đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng chữ ký số tại Sở.

Trên đây là báo cáo việc triển khai sử dụng chữ ký số tại Sở Công Thương, gửi Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp./.