Số lượt truy cập

2911593

/ Tin tức

Sở Công Thương triển khai tăng cường phòng ngừa xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tai sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng.

Sở Công Thương triển khai tăng cường phòng ngừa xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tai sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng.

Ngày 14/02/2025, Sở Công Thương ban hành Văn bản số 880/SCT-VP về triển khai  tăng cường phòng ngừa xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tai sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng. Nội dung cụ thể như sau:

Đính kèm Văn bản số 880/SCT-VP ngày 14/02/2025.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 1177/UBND–THNC ngày 11/02/2025 về việc tăng cường phòng ngửa xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng (đính kèm). Giám đốc Sở Công Thương có ý kiến chỉ đạo như sau:

Trưởng các phòng, đơn vị trực thuộc Sở tập trung quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc, có kết quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tải sản trên không gian mạng nói riêng như: Luật An ninh mạng; Luật An toàn thông tin mạng; Nghị định số 25/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 của Chính phủ quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; Kết luận số 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Công điện số 139/CĐ-TTg ngày 23/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực dễ nảy sinh hoặc có sơ hở đế tội phạm lợi dụng hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng như viễn thông, Internet, thương mại điện tử, tài chính, ngân hàng,... rà soát những vấn đề còn khó khăn, bất cập, vướng mắc, đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan, nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động lừa dảo chiếm đoạt tài sản nói chung và lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng nói riêng; quan tâm đầu tư kinh


phí, nguồn nhân lực cho hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh mạng của cơ quan, đơn vị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, gắn với xây dựng thế trận An ninh nhân dân trên không gian mạng; huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nhất là vai trò tiên phong, đi đầu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tích cực tham gia viết bài, chia sẻ thông tin cảnh báo, tuyên truyền phòng chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng; tuyên truyền thường xuyên, liên tục, với các hình thức linh hoạt, sáng tạo, phù hợp thực tiễn (sinh hoạt Chi bộ, tờ bướm, các trang fanpage, tài khoản Zalo Official, tin nhắn SMS,...), nội dung tuyên truyền thường xuyên được đổi mới, đa dạng, dễ nhớ, dễ hiểu, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong các đơn vị nhằm nâng cao nhận thức, hiếu biết của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn cũng như tố giác với cơ quan chức năng khi phát hiện đối tượng, dấu hiệu tội phạm.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo Giám đốc Sở xem xét, chỉ đạo./.