Số lượt truy cập

1552902

/ Tin tức

Xu hướng mua sắm các sản phẩm tiêu dùng nhanh

Với sự phát triển nhanh chóng của hạ tầng thương mại thì nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng ngày càng thay đổi theo hướng thuận tiện, nhanh chóng. Hơn thế nữa, những đợt dịch Covid-19 trong thời gian qua đã làm thay đổi hành vi mua hàng của người tiêu dùng trong nước. Theo đó, xu hướng mua sắm các sản phẩm tiêu dùng nhanh ngày càng phổ biến, được nhiều người lựa chọn cả ở các kênh bán lẻ truyền thống và trực tuyến.

* Hàng Việt chiếm nhiều ưu thế trên kệ hàng

Hàng tiêu dùng nhanh là những sản phẩm được bán nhanh chóng và với chi phí khá thấp, hạn sử dụng không quá lâu... Ví dụ như các mặt hàng thực phẩm đóng gói, bánh kẹo, đồ dùng vệ sinh, đồ uống đóng chai, hàng may mặc theo xu hướng thời trang nhanh...

Giỏ hàng “đợt dịch” với các nhóm hàng hóa chính như: các loại thực phẩm cần thiết, tiện lợi; các sản phẩm vệ sinh và sản phẩm giúp tăng cường sức khỏe... được người tiêu dùng ngày càng quan tâm, lựa chọn; phản ánh mức độ ưu tiên của người tiêu dùng cho các nhu cầu cơ bản trước những tác động của dịch bệnh. Từ đó, nhu cầu sử dụng hàng Việt của người tiêu dùng đã có nhiều chuyển biến, nhất là đối với các mặt hàng nhu yếu phẩm, thực phẩm tươi sống, thực phẩm đóng gói, đồ gia dụng, may mặc, các sản phẩm vệ sinh và sản phẩm giúp tăng cường sức khỏe...

* Thường xuyên cập nhật thị hiếu của người tiêu dùng

Khi đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì yêu cầu về quy trình sản xuất, thành phần sản phẩm, chất lượng hàng hóa cũng phải được nâng cao theo. Hơn thế nữa, các yếu tố về khuyến mãi, tiện ích, hình thức giao hàng... cũng được người tiêu dùng so sánh để lựa chọn sản phẩm, nhất là các sản phẩm, hàng hóa giá rẻ, thực phẩm, đồ uống đóng gói, sản phẩm thời trang...

Chị Nguyễn Thị Mai Trinh, nhân viên văn phòng ở P.Trảng Dài (TP.Biên Hòa) chia sẻ, thời gian gần đây, ngoài việc nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều nhãn hàng thời trang Việt như: Biti’s, Canifa, Couple TX, Hnoss, Elise.... đã có nhiều thay đổi từ thiết kế, sản xuất, phân phối đến marketing, chế độ khuyến mãi, hậu mãi... nhất là ở phân khúc thời trang nhanh với mức giá tầm trung từ vài trăm ngàn đến hơn 1 triệu đồng mỗi sản phẩm.

trong giai đoạn “bình thường mới”, thị trường nội địa sẽ tạo ra nhiều tiềm năng để hàng Việt nâng cao sức cạnh tranh, khẳng định thế mạnh, thương hiệu, trong đó có các nhóm sản phẩm thiết yếu, sản phẩm tiêu dùng nhanh... Doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp ở địa phương nói riêng cần thường xuyên nâng cao chất lượng, cải thiện mẫu mã, thường xuyên kết nối, cập nhật thị hiếu của người tiêu dùng, cũng như những tiện ích, công nghệ mới để nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập như hiện nay.